Thị trường chứng khoán thế giới tháng 11/2018

Cổ phiếu công nghệ mất giá, bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ hay bê bối tài chính trong ngành ô tô Nhật Bản là những nhân tố chính đưa đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới tháng vừa qua với nhiều phen lên xuống ngồi tiên lượng. Dù vậy, hy vọng về việc Mỹ và Trung Quốc sẽ "hóa giải" bất đồng trong quan hệ thương mại song phương dường như vẫn tạo niềm tin cho nhà đầu tư và giữ chân họ ở lại thị trường vốn không ít thăng trầm trong thời gian gần đây.

Kinh tế thế giới tháng 11/2018 : LẠC QUAN DÙ CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI TIẾP TỤC LEO THANG

Trong tháng qua, căng thẳng thương mại lại tiếp tục gây thêm quan ngại khi những cảnh báo về tác động đối với tăng trưởng kinh tế tồn cầu có thể còn nghiêm trọng hơn, nhất là khi các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng trăm tỷ USD được dựng lên chỉ trong vài tháng qua. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang chịu những sức ép, với mức tăng trưởng thấp kỷ lục và tiềm ẩn những thách thức trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ lại đang có những dấu hiệu tích cực cho phép lạc quan về đà tăng trưởng của cả năm.

KINH TẾ VIỆT NAM GHI NHẬN MỘT NĂM THÀNH CÔNG

Kinh tế Việt Nam năm 2018 đã đi gần hết chặng đường. Những kết quả đạt được trong năm 2018 đã có thể nhìn thấy rõ nét. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm sốt, quy mô nền kinh tế tăng cao. Điểm sáng của nền kinh tế còn đến từ hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp...

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Góp phần ổn định vĩ mô, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước

VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH XANH TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tài chính xanh là một mô hình tài chính mới tích hợp bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế. Bài viết kỳ vọng đánh giá vai trị tài chính xanh trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (PTBV), đi cùng với đó là mở ra khuyến nghị để đạt được mục tiêu cân bằng sinh thái tốt hơn thông qua các công cụ tài chính xanh.

SÓNG GIÓ KHÔNG LÀM NHÀ ĐẦU TƯ CHÙN BƯỚC

Trong tháng 10 vừa qua, lo ngại chi phí vay mượn tăng cao, căng thẳng thương mại toàn cầu tăng nhiệt và lợi nhuận doanh nghiệp không được như kỳ vọng đã thôi thúc nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, nhất là các mã cổ phiếu ngành công nghệ, làm thị trường chứng khoán (TTCK) nhiều phiên lao đao. Nhà đầu tư nhiều phen hoảng loạn khi TTCK có lúc lao dốc không phanh, nhưng họ vẫn không nao núng và biết chớp thời cơ săn tìm cổ phiếu giá hạ để chờ thời "bung lụa".

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHÀO BÁO CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG DỰA TRÊN CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ

Hiện nay, trên thế giới có hai cơ chế quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động chào bán cổ phiếu (CBCP) ra công chúng cơ bản gọi là cơ chế “quản lý dựa trên chất lượng” và “quản lý dựa trên công bố thông tin (CBTT)”. Việt Nam hiện đang áp dụng cơ chế quản lý CBCP ra công chúng theo mô hình quản lý chất lượng do Nhà nước quản lý, tổ chức chào bán chứng khoán (CBCK) phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo luật định và được cơ quan quản lý xem xét, chấp thuận hồ sơ đăng ký chào bán trước khi thực hiện chào bán để tạo nguồn cung có chất lượng cho TTCK, tạo dựng được niềm tin cho công chúng đầu tư vào TTCK, bảo vệ nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ lẻ không có kiến thức chuyên sâu trong việc đánh giá chứng khoán.

TÂM LÝ BỊ THỬ THÁCH

Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 10 chìm trong sắc đỏ với 15 trong tổng số 23 phiên giao dịch sụt giảm. Đặc biệt, vào cuối tháng 10, chỉ số VN Index trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có chuỗi 9 phiên giảm điểm liên tiếp, mất tổng cộng 82,91 điểm. Tính chung trong tháng 10, VN Index mất hơn 100 điểm, đồng thời HNX Index trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng giảm 10,93 điểm. Vốn hóa thị trường bốc hơi gần 400.000 tỷ đồng trên cả hai sàn, kèm theo đó là các mã cổ phiếu trụ cột cũng sụt giảm với biên độ lớn.
Tìm kiếm