Thị trường chứng khoán thế giới tháng 11/2018

15/12/2018 09:00
Cổ phiếu công nghệ mất giá, bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ hay bê bối tài chính trong ngành ô tô Nhật Bản là những nhân tố chính đưa đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới tháng vừa qua với nhiều phen lên xuống ngồi tiên lượng. Dù vậy, hy vọng về việc Mỹ và Trung Quốc sẽ "hóa giải" bất đồng trong quan hệ thương mại song phương dường như vẫn tạo niềm tin cho nhà đầu tư và giữ chân họ ở lại thị trường vốn không ít thăng trầm trong thời gian gần đây.

Hai tuần đầu từ 01/11 đến 09/11: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ và thương mại Mỹ - Trung chi phối thị trường 

Chào sàn tháng mới (01/11), TTCK tồn cầu đã bất ngờ vượt lên, bỏ qua những gì nhà đầu tư phải chứng kiến trong một tháng Mười làm ăn "thất bát" với lực đẩy chính là tâm lý lạc quan hơn về quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau nhiều sóng gió trong thời gian gần đây

Chứng khoán châu Á càng được tiếp sức trong phiên sau đó (02/11) từ bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và kế hoạch gặp nhau giữa hai bên tại Hội nghị G20 vào cuối tháng tại Argentina. Nhờ đó, tốc độ ghi điểm trên các sàn châu Á cũng được đẩy lên với 2,6% trên sàn Tokyo, 2,7% trên sàn Thượng Hải và 4,2% trên sàn Hồng Kông. 

Nhưng phố Wall lại không tận hưởng được đà khởi sắc như thế bởi cổ phiếu công nghệ tại thị trường này ngày càng giảm sức hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư khi các mã cổ phiếu của các đại gia công nghệ hàng đầu liên tục bị bán tháo. Đây cũng chính là nguyên nhân đặt dấu chấm hết cho ba phiên xanh sàn liên tiếp của phố Wall vào phiên 2/11. 

Phố Wall mất đà tăng đã khiến các nhà đầu tư chứng khoán châu Á tìm đường thối lui khi bước sang tuần giao dịch mới và đẩy thị trường trở lại vùng âm vào phiên 5/11, rồi lại bật lên phiên sau đó khi thị trường dõi theo cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ trong ngày 6/11 bởi nó được coi là "đợt sát hạch” đối với hai năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. 

Thị trường phố Wall dường như phớt lờ việc Mỹ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt từng áp đặt với Iran (dỡ bỏ vào năm 2015) trong ngày 5/11 bởi các mã cổ phiếu liên quan tới ngành dầu mỏ vẫn được giá khi Mỹ miễn trừ cho một số nước khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp trừng phạt này. Nhờ đó, nhà đầu tư tiếp tục rót tiền vào cổ phiếu của Chevron (+ 3,7%), Apache (+ 4,7%) và Halliburton (+2,5%), góp sức đưa DJ tăng lên 25.461,70 điểm. Trái lại, vận đen chưa rời xa các mã cổ phiếu công nghệ do làn sóng bán ra vẫn âm ỉ, khiến cổ phiếu của một loạt "đại gia" trượt giá như Amazon (-2,3%), Apple (-2,8%), Alphabet (- 1,7%) và kéo theo Nasdaq giảm 0,4% xuống 7.328,85 điểm.

Kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ đã chi phối các sàn chứng khoán tồn cầu trong phiên 6/11. Kết quả mới nhất cho thấy sự chia đều quyền lực khi đảng Dân chủ vươn lên giành được quyền kiểm sốt Hạ viện, còn đảng Cộng hòa bảo tồn được quyền kiểm sốt Thượng viện. Tuy nhiên, sự hưng phấn trên thị trường đã bị chặn lại sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone sẽ chậm lại trong năm 2019 và 2020 do bất ổn trên tồn cầu và căng thẳng thương mại ngày càng tăng. Thêm vào đó, cổ phiếu dầu mỏ mất giá (CNOOC giảm 4%, Inpex sụt 3,9%) khi sang phiên 9/11 giá dầu giảm gần 1% càng gây thêm áp lực lên thị trường. Không chỉ các sàn chứng khoán châu Á mất điểm (chỉ số Nikkei-225 của Tokyo giảm 1,1%, SCI ở Thượng Hải hạ 1,4%, Hang Seng tại Hồng Kông giảm 2,4%) mà cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall cũng bị đẩy lùi: DJ giảm 201,92 điểm, S&P 500 hạ 25,82 điểm và Nasdaq lùi 123.98 điểm.

Tuần thứ hai từ 12/11 đến 16/11: Thời hồng kim của cổ phiếu công nghệ lùi dần 

Sang đầu tuần mới (12/11), cổ phiếu của Apple một lần nữa lại nhấn chìm phố Wall bởi lo ngại nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu công nghệ giảm theo sau đợt trượt dốc mới của cổ phiếu "Trái táo khuyết". Cổ phiếu của Apple mất tới 5,2% xuống 193,80 USD/cổ phiếu sau khi các nhà phân tích của Wells Fargo nói rằng Lumentum Holdings Inc, nhà cung cấp chính cho công nghệ Face ID trong thế hệ iPhone mới nhất của Apple, hạ dự báo doanh thu cho quý kết thúc vào tháng 3/2019 bởi đơn hàng từ Apple giảm. Do vậy, trước khi thị trường đóng cửa 30 phút chỉ số DJ đã để mất hơn 500 điểm và chỉ còn ở mức 25.487,21 điểm, trong khi S&P 500 đã giảm 1,6% còn 2.737,05 điểm và mức giảm của Nasdaq lên tới 2,4% còn 7.228,80. Chốt phiên ba chỉ số này tiếp tục rơi xuống các mức tưông ứng 25.387,18 điểm, 2.726,22 điểm và 7.200,87 điểm.

Trong khi đó, các sàn chứng khoán Frankfurt và Paris cũng đi xuống do thị trường lo ngại về mức nợ cao của Italy và hạn chót của EU vào ngày 13/11 để Rome sửa đổi điều chỉnh ngân sách năm 2019 cho phù hợp theo quy định chi tiêu của EU. Chỉ số FTSE 100 tại London chốt phiên với mức giảm 0,7% xuống 7.053,08 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt hạ 1,8% xuống 11.325,44 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris giảm 0,9% xuống 5.059,09 điểm. 

Đợt sụt giảm sâu của nhóm cổ phiếu công nghệ từ phố Wall đã lan sang các sàn châu Á trong phiên 13/11 và tiếp tục trong vùng âm vào phiên 14/11 do những quan ngại về khả năng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại, trong bối cảnh nhu cầu đối với dầu mỏ yếu đi trong lúc nguồn cung dư thừa. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông và SCI tại Thượng Hải giảm 0,5% và 0,85%, xuống lần lượt 25.792,87 điểm và 2.632,24 điểm. 

Phiên 14/11 đã chứng kiến cả ba chỉ số chính tại phố Wall đều chạm mức thấp nhất kể từ tháng Mười, trong đó DJ có phiên giảm thứ tư liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng Tám. Đà trượt dốc của cổ phiếu công nghệ một thời đắt giá đang báo hiệu thời kỳ "vàng son" của nhóm cổ phiếu công nghệ đã qua. Kể từ khi đạt mức cao kỷ lục hơn 2.000 USD/cổ phiếu hồi tháng Chín, Amazon đã để cổ phiếu trượt dài khi tới phiên 14/11 giá cổ phiếu chỉ còn là 1.599,01 USD/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn khoảng chưa đến 800 tỷ USD, và ngày càng xa ngưỡng 1.000 tỷ USD mới đạt được cách đây không lâu. Còn cổ phiếu của Apple, kể từ khi lập "đỉnh" 230 USD/cổ phiếu hồi đầu tháng Mười, tới phiên 14/11 chỉ còn là 187,25 USD/cổ phiếu.

 Ở bên kia bờ Đại Tây Dưông, chứng khoán châu Âu cũng đều đi xuống, giữa bối cảnh đồng Bảng lên giá trước những hy vọng về một thỏa thuận Brexit. Tại London (Anh), chỉ số FTSE 100 giảm 0,3% xuống 7.033,79 điểm. Trên sàn Frankfurt (Đức), chỉ số DAX 30 giảm 0,5% xuống 11.412,53 điểm, còn tại Paris (Pháp), chỉ số CAC 40 giảm 0,7% xuống 5.068,85 điểm. 

Chứng khoán châu Á trở lại xu hướng trái chiều trong hai phiên 15 - 16/11 khi các nhà đầu tư nhen nhóm hy vọng hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết tình trạng xung đột thương mại kéo dài. Tuy vậy, những tác động tích cực từ khả năng trên có thể bị lấn át bởi dự đốn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất. Chốt phiên 16/11, chỉ số Nikkei-225 của Tokyo giảm xuống 21.680,34 điểm, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kong tăng 80,19 điểm, lên 26.183,53 điểm. 

Hai phiên cuối tuần, phố Wall lại tìm được động lực nhờ giá dầu ổn định và cổ phiếu của Apple phục hồi cùng kỳ vọng giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ- Trung Quốc. DJ tăng 123,95 điểm lên 25.413,22 điểm, S&P 500 tăng 6,07 điểm lên 2.736,27 điểm. Tuy nhiên, Nasdaq lại giảm 11,16 điểm xuống 7.247,87 điểm.

 

Tuần thứ ba từ 19/11 đến 23/11: Thị trường lao đao bởi giá dầu và vụ bê bối Nissan 

Nỗi lo cổ phiếu công nghệ mất giá chưa nguôi ngoai, nhà đầu tư đã phải chứng kiến làn sóng bán tháo cổ phiếu ô tô khởi nguồn từ vụ bê bối tài chính của Chủ tịch Nissan Carlos Ghosn và ông bị bắt giữ hôm 19/11. Trên sàn Paris, cổ phiếu của Renault đã có lúc giảm 12% trước khi đóng phiên giảm hơn 8% xuống 59,06 Euro/cổ phiếu. Theo sau đó, các sàn châu Âu cũng mất điểm theo với chỉ số CAC 40 tại Paris mất 0,8% xuống 4.985,45 điểm; chỉ số FTSE 100 tại thị trường London giảm 0,2% xuống 7.000,89 điểm và chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt hạ 0,9% xuống 11.224,54 điểm. 

Vụ bê bối Nissan đã thổi bùng làn sóng bán tháo cổ phiếu của Nissan và Mitsubishi trên sàn Tokyo ngay sáng 20/11, làm cổ phiếu của Nissan giảm hơn 6% xuống còn 940 Yên. Trong khi cổ phiếu của Mitsubitsi - một thành viên trong liên danh Nissan, Renault và Mitsubishi mà ông Ghosn làm Chủ tịch liên danh, cũng ghi nhận mức giảm tạm thời 7,1% xuống còn 678 Yên/cổ phiếu. Xu hướng bán tháo này góp phần “lấy đi” của chỉ số Nikkei-225 khoảng 187,52 điểm xuống 21.633,64 điểm vào cuối phiên sáng 20/11. Đà giảm của chỉ số Nikkei-225 vẫn tiếp diễn sang phiên chiều, khiến chỉ số này đóng phiên ở mức 21.583,12 điểm. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 2% xuống còn 25.840,34 điểm do cổ phiếu công nghệ mất giá: cổ phiếu của Tencent (-3,3%), cổ phiếu Sunny Optical Technology (-2,4%).

Phiên 20/11 cũng là một phiên đen tối ở Phố Wall khi DJ “đánh mất” tồn bộ mức tăng kể từ đầu năm khi nhà đầu tư tiếp tục bán ra cổ phiếu công nghệ, dầu mỏ và bán lẻ. Chốt phiên 20/11, DJ hạ 2,2% xuống 24.465,64 điểm, S&P 500 giảm 1,8% còn 2.641,89 điểm và Nasdaq giảm 1,7% xuống 6.908,82 điểm. Các nhà phân tích ở Capital Economics dự đốn lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục “hoạt động dưới sức” trong những quý sắp tới do tình hình kinh tế dự kiến kém thuận lợi ở cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. 

Những quan ngại mới nổi lên về các trở ngại mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt đã khiến các sàn châu Á trượt dài sang phiên 23/11. Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc dẫn đầu xu thế đi xuống khi chỉ số SCI của sàn Thượng Hải giảm 2,5% xuống còn 2.579,48 điểm do tác động bất lợi từ thông tin của tờ Wall Street Journal cho hay Mỹ đang hối thúc các nước đồng minh không mua và sử dụng các thiết bị của Huawei. 

Sau nhiều biến động, tới phiên 23/11, Phố Wall vẫn trong vùng âm. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực năng lượng mất giá được cho là nhân tố chính khiến S&P 500 có lúc mất 3,3% trong phiên 23/11, do giá dầu thế giới tiếp tục trượt dốc. Giá dầu đã mất khoảng 30% kể từ đầu tháng 10/2018. Chốt phiên 23/11, DJ trượt xuống 24.285,95 điểm, S&P 500 lùi về 2.632,56 điểm và Nasdaq dừng tại 6.938,98 điểm.

Tuần cuối tháng từ 26/11 đến 30/11: Sắc xanh le lói trở lại 

Phố Wall phục hồi trong phiên 26/11 với mức tăng ít nhất là 1,5% của các chỉ số chứng khoán chủ chốt. Theo đó, DJ tăng 1,5% lên 24.640,24 điểm, S&P 500 tăng 1,6% nhích lên 2.673,45 điểm và Nasdaq tăng 2,1% lên 7.081,85 điểm. Đáng chú ý trong phiên 26/11 là cuộc bám đuổi ngày càng quyết liệt hơn giữa Apple và Microsoft khi giá trị vốn hóa thị trường của Apple bất ngờ giảm xuống 812 tỷ USD, trong khi con số tưông ứng của Microsoft tăng lên 819 tỷ USD. Có thể nói việc giành giật ngôi vương giữa Apple và Microsoft làm nhà đầu tư nhiều lúc không biết xoay chuyển theo hướng nào.

Trong khi đó, chứng khoán Tokyo ghi điểm phiên thứ ba liên tiếp tính đến 27/11 khi nhà đầu tư kỳ vọng vào cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ “hóa giải” bất đồng thương mại song phưông. Niềm lạc quan này tiếp tục khích lệ các nhà đầu tư châu Á, đưa thị trường tiếp tục đi lên trong phiên 28/11 với mức tăng mạnh hơn: chỉ số Nikkei-225 của Tokyo tăng 1% lên 22.177,02 điểm, SCI của Thượng Hải tăng 1,1% lên 2.601,74 điểm và Hang Seng của Hồng Kông ghi thêm 1,3% lên 26.682,56 điểm. 

Sự thăng hoa đã trở lại phố Wall vào phiên 28/11 nhờ phát biểu trấn an thị trường của Chủ tịch FED Jerome Powell rằng lãi suất có thể sẽ không tăng thêm nhiều nữa. Nhờ đó DJ đã ghi hơn 600 điểm tại thời điểm chốt phiên lên 25.366,43 điểm. 

Chứng khoán thế giới đồng loạt xanh sàn vào phiên cuối tháng khi giới đầu tư tiếp tục nuôi hy vọng về bước tiến trong đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Hội nghị G20. Phiên này, cuộc tranh chấp giữa Microsoft và Apple vẫn chưa ngã ngũ khi có lúc cổ phiếu của Microsoft tăng lên 110,89 USD/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa lên 851,2 tỷ USD và cao hơn gần 4 tỷ USD so với 847,4 tỷ USD của Apple sau khi cổ phiếu Apple rơi xuống 178,58 USD/cổ phiếu.

Hoàng Hà
(Thông Tấn Xã Việt Nam)
Tìm kiếm