Kinh tế thế giới tháng 11/2018 : LẠC QUAN DÙ CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI TIẾP TỤC LEO THANG

15/12/2018 09:00
Trong tháng qua, căng thẳng thương mại lại tiếp tục gây thêm quan ngại khi những cảnh báo về tác động đối với tăng trưởng kinh tế tồn cầu có thể còn nghiêm trọng hơn, nhất là khi các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng trăm tỷ USD được dựng lên chỉ trong vài tháng qua. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang chịu những sức ép, với mức tăng trưởng thấp kỷ lục và tiềm ẩn những thách thức trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ lại đang có những dấu hiệu tích cực cho phép lạc quan về đà tăng trưởng của cả năm.

Thêm quan ngại về tác động từ căng thẳng thương mại 

Ngày 28/11/2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo mức độ tác động của tình trạng gia tăng căng thẳng thương mại tới tăng trưởng tồn cầu nghiêm trọng hơn nhiều so với những quan ngại từng được đưa ra trước đó. 

Trong báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), IMF đánh giá các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu, trên thực tế đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại. IMF cũng khuyến cáo các mức thuế mà Mỹ đe dọa áp dụng đối với ô tô nhập khẩu từ tất cả các quốc gia (ngoại trừ Canada và Mexico) nếu có hiệu lực có thể "thổi bay" 0,75% GDP tồn cầu trong ngắn hạn. Các hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục thu hẹp nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết hiện thực hóa lời đe dọa này và kích động những quốc gia khác có biện pháp đáp trả nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ.

IMF từng cảnh báo về sự nguy hiểm của tình trạng gia tăng căng thẳng thương mại, đặc biệt giữa hai nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc. Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde chỉ ra những "cơn gió độc" này thậm chí còn khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế tồn cầu chậm hơn nhiều so với những ước tính trước đó. Cảnh báo "kinh tế tồn cầu đang ở điểm tiếp xúc quan trọng", lãnh đạo IMF cho rằng thế giới vốn đã có một mạch tăng trưởng ổn định nhờ những tiêu chuẩn truyền thống nhưng tại thời điểm này, tất cả đều đang phải đối mặt với một thời kỳ không thiếu những nguy cơ nghiêm trọng đang hình thành. 

Bà Lagarde một lần nữa nhấn mạnh việc gia tăng các rào cản thương mại là hành động "tự kết liễu" với tất cả những bên liên quan. Vì vậy, mọi quốc gia đều phải tránh xa các rào cản này song song với việc xóa bỏ những biện pháp thuế quan mới áp đặt. Lãnh đạo IMF kêu gọi các nước cùng hành động để cải thiện hệ thống thương mại tồn cầu. Theo Tổng Giám đốc Lagarde, tự do hóa thương mại trong các lĩnh vực dịch vụ có thể đóng góp 0,5%, tương đương với 350 tỷ USD, vào tăng trưởng GDP của các nước G20

Ngày 22/11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết trong vòng 6 tháng gần đây, các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với lượng hàng hóa trị giá gần 500 tỷ USD. WTO đặc biệt quan ngại khi mà từ giữa tháng Năm tới giữa tháng Mười, 40 biện pháp hạn chế nhập khẩu mới đã được các quốc gia G20 dựng lên nhằm ngăn chặn dòng chảy hàng hóa nhập khẩu. Đây là con số lớn nhất mà WTO ghi nhận được kể từ năm 2012 khi tổ chức này bắt đầu theo dõi các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên thế giới.

Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo leo thang căng thẳng thương mại đã là một mối đe dọa hiện hữu. Ông cho rằng nếu tình hình này còn tiếp diễn, các rủi ro kinh tế sẽ gia tăng, tác động tiềm tàng tới tăng trưởng, việc làm và giá tiêu dùng trên tồn thế giới. Báo cáo của WTO nhấn mạnh tác động của chính sách mang tính đối đầu đối với thương mại thế giới, trong đó có cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thuế nhôm và thép mà Mỹ áp đối với nhiều quốc gia.

Trong báo cáo mới nhất về vấn đề rào cản thương mại, WTO cảnh báo rằng tình trạng căng thẳng leo thang có thể dẫn đến tác động tiêu cực trực tiếp lên hoạt động thương mại và xa hơn nữa. Theo WTO, những rủi ro kinh tế và tài chính ngày càng tăng có thể làm suy yếu nền tảng thương mại và hoạt động sản xuất.

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc đang tiếp tục leo thang trong thời gian gần đây và chưa cho thấy các dấu hiệu nhượng bộ của các bên. Trong vòng hơn ba tháng qua, hai bên đã liên tiếp triển khai ba gói áp thuế vào hàng hóa nhập khẩu của nhau và nâng quy mô áp thuế của các bên lên tới 360 tỷ USD với mức áp thuế bổ sung 5 - 25%.

Kinh tế Trung Quốc dưới những sức ép 

Các hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tháng 11/2018 của Trung Quốc đã tăng chậm lại lần đầu tiên trong hơn hai năm, khi các đơn đặt hàng mới sụt giảm và sức ép từ tranh chấp thương mại với Mỹ chưa có dấu hiệu lắng dịu. Thống kê cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc giảm xuống 50 (điểm) trong tháng 11/2018, thấp hơn dự báo trước đó và cũng thấp hơn mức 50,2 điểm trong tháng 10/2018. 

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) tháng trước công bố số liệu chính thức cho thấy trong quý III/2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng thấp hơn dự báo và chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2017, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Các số liệu của NBS cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng chậm lại, khi mà nhiều năm nỗ lực giải quyết các nguy cơ về nợ đang bắt đầu đè nặng lên đà tăng trưởng và cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng đang đe dọa hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc ứng phó tốt một cách đáng ngạc nhiên kể từ đầu năm tới nay, do các doanh nghiệp tăng cường mua bán hàng để tránh lệnh áp thuế của Mỹ. Tuy nhiên, các đơn đặt hàng đã chững lại trong những tháng gần đây, làm gia tăng đáng kể nguy cơ xuất khẩu sẽ giảm mạnh nếu lệnh áp thuế của Mỹ có hiệu lực vào tháng 01/2019. 

Trong tháng Mười, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngối, cao hơn con số 14,5% của tháng Chín và cũng vượt xa mức dự kiến 11% mà các nhà phân tích đưa ra trước đó. Theo các chuyên gia, con số trên được công bố giữa bối cảnh các doanh nghiệp tăng cường xuất hàng sang Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trước khi một số lệnh áp thuế có hiệu lực bắt đầu từ năm tới. 

Trong cùng tháng, lĩnh vực nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 21,4%, so với mức tăng 14,3% trong tháng Chín và cũng cao hơn mức dự kiến 14% của các nhà phân tích đưa ra trước đó. Thống kê này cho thấy những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. 

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong tháng Mười đứng ở mức 31,78 tỷ USD, thấp hơn con số kỷ lục 34,13 tỷ USD trong tháng Chín. Trong 10 tháng của năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, đứng ở mức 258,15 tỷ USD, nới rộng so với mức 222,98 tỷ USD cùng kỳ năm ngối. Trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp thuế đối với tất cả các sản phẩm của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Trong khi đó, giá nhà mới của Trung Quốc tăng trong tháng 10/2018 nhờ đà tăng giá nhà bền vững tại các thành phố nhỏ hơn, cho thấy động lực chính của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục mạnh. 

Tính tốn của hãng tin Reuters dựa trên một cuộc khảo sát chính thức ngày 15/11 cho thấy, giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc trong tháng 10/2018 tăng 1% so với tháng trước đó, cao hơn mức tăng 0,9% ghi nhận trong tháng 9/2018. So với cùng kỳ năm trước, giá nhà mới tăng 8,6%, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2017, cao hơn mức tăng 7,9% ghi nhận trong tháng 9/2018. NBS cho biết mức tăng giá nhà mới có được chủ yếu nhờ mức tăng giá nhà trung bình 1,1% trong tháng 10/2018 tại 35 thành phố nhỏ hơn của Trung Quốc.

Trong khi đà tăng trưởng mạnh của lĩnh vực bất động sản (BĐS) có thể làm giảm tác động của việc Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực đối phó với nợ và các căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang, các nhà phân tích cảnh báo về các thách thức trong những quý tới khi đầu tư BĐS tiếp tục tăng chậm lại và doanh số bán nhà giảm. 

Trong một báo cáo mới đưa ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) nhận định hệ thống tài chính của nước này đã thể hiện sự ổn định và ứng phó tốt trước những bất ổn bên ngồi đang ngày càng gia tăng, khi đất nước thực hiện các bước giải quyết những rủi ro có tính hệ thống

PBoC cho hay, những rủi ro về tài chính và kinh tế của Trung Quốc nhìn chung vẫn nằm trong tầm kiểm sốt, đồng thời gạt bỏ và loại trừ những rủi ro mang tính hệ thống. Theo báo cáo trên, những chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô của PBoC sẽ có tính hướng tới phía trước, linh hoạt hơn và có sự phối hợp đồng bộ hơn trong năm 2019, đồng thời Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách tài chính và mở cửa thị trường.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo những rủi ro tài chính liên quan đến nợ nần của các chính quyền địa phương, các khoản vay đầu tư vào BĐS và ngân hàng/tín dụng đen, cũng như những sự kiện “tê giác xám” (grey rhino) - những mối nguy hiểm khá rõ ràng nhưng lại thường bị bỏ qua.

 

Kinh tế Mỹ có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực 

Theo báo cáo công bố ngày 29/11 của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng tại nước này trong tháng 10 tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng Ba, trong khi thu nhập của người tiêu dùng tăng mạnh nhất trong chín tháng - những dấu hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Cụ thể, trong tháng 10, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng 0,6%, mức tăng lớn nhất trong bảy tháng và nhanh gấp ba lần so với mức tăng của tháng Chín. Trong khi đó, thu nhập tăng 0,5%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 0,2% trong tháng Chín. Cả chi tiêu tiêu dùng và thu nhập đều tăng mạnh so với dự báo của giới phân tích.

Chi tiêu tiêu dùng được theo dõi sát sao bởi đây là yếu tố chiếm 70% hoạt động của nền kinh tế Mỹ. Theo báo cáo ngày 28/11 của chính quyền Mỹ, nền kinh tế nước này tăng trưởng 3,5% trong quý III/2018. Các nhà kinh tế nhận định tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống khoảng 2,5% trong quý IV. Tuy nhiên, dự báo GDP sẽ tăng 3% cả năm, mức cao nhất trong 13 năm. 

Trong tháng 10, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một chỉ số giá cả chủ chốt được gắn với chi tiêu tiêu dùng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngối, chạm mức mục tiêu mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đề ra. PCE lõi (không tính giá lương thực và nhiên liệu thường biến động) tăng 1,8%, giảm so với con số 1,9% của tháng Chín và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng Hai. PCE lõi là chỉ số mà FED cũng đặc biệt quan tâm. 

Chi tiêu tiêu dùng mạnh có thể cho phép FED tăng lãi suất lần thứ tư trong năm nay vào tháng 12, nhưng nếu xu hướng giảm của lạm phát kéo dài, dự báo về số lần tăng lãi suất trong năm tới sẽ được điều chỉnh giảm xuống. Theo biên bản cuộc họp tháng 11 vừa được công bố ngày 29/11, gần như tồn bộ các quan chức FED nhất trí rằng có thể sớm tiếp tục tăng lãi suất, dù cũng sẽ bàn đến việc khi nào thì dừng tăng.

Theo báo cáo công bố ngày 15/11 của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ ở nước này tăng 0,8% trong tháng 10, trong lúc các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters trước đó dự báo tăng khoảng 0,5%, nhờ các yếu tố có tính chất tạm thời như sức mua tăng trở lại sau mưa bão và giá khí đốt tăng

Thống kê của chính quyền Mỹ cho thấy, người dân Mỹ đã mạnh dạn chi tiêu hơn trong tháng 10, sắm sửa tài sản có giá trị như ô tô, địa ốc và tăng mua vật tư xây dựng, thực phẩm. Hoạt động tiêu dùng vẫn đang nhận được sự hỗ trợ từ gói cắt giảm thuế trị giá 1,5 nghìn tỷ USD mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện. Việc giá dầu giảm cũng được cho là sẽ có tác động tích cực đến doanh số bán lẻ trong các tháng tới. 

Thị trường lao động tăng trưởng mạnh, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục trong gần 49 năm là 3,7% cũng đang thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, vì nhờ đó, lương tháng 10 tăng mạnh nhất trong chín năm rưỡi qua.

Sau cuộc họp kéo dài hai ngày từ 7 - 8/11, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất, song có khả năng tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất, trước đà tăng trưởng vững của kinh tế Mỹ. Trong một tuyên bố, FED thông báo giữ lãi suất trong biên độ 2-2,25%, với nhận định nền kinh tế vẫn “khỏe mạnh”, với tăng trưởng việc làm tích cực, chi tiêu tiêu dùng vững và lạm phát gần mục tiêu 2% do FED đề ra. Bất chấp quan hệ thương mại căng thẳng với nhiều nước, đầu tư doanh nghiệp suy yếu và thị trường nhà đất sụt giảm, FED vẫn tin tưởng vào đà phục hồi của kinh tế Mỹ 

Để quyết định tốc độ tăng lãi suất nhanh hay chậm, FED sẽ đánh giá đà tăng trưởng kinh tế, thị trường việc làm và lạm phát. Một số nhà kinh tế dự báo, FED sẽ tăng lãi suất hai lần nữa vào năm tới. Trong khi đó, một số chuyên gia dự kiến sẽ có thêm bốn đợt tăng lãi suất trong năm 2019, trước đà tăng trưởng vững mạnh của nền kinh tế nói chung và thị trường việc làm nói riêng. 

Hoạt động tuyển dụng sôi động đã kéo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống mức thấp của gần 5 thập niên qua là 3,7%. Và mức lương đã bắt đầu tăng lên. Mức lương trung bình mỗi giờ trong tháng 10/2018 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngối, là mức tăng nhanh nhất tính theo năm kể từ năm 2009 - thời điểm Đại suy thối kết thúc.

Lê Minh
(Thông Tấn Xã Việt Nam)
Tìm kiếm