VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH XANH TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

15/11/2018 09:00
Tài chính xanh là một mô hình tài chính mới tích hợp bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế. Bài viết kỳ vọng đánh giá vai trị tài chính xanh trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (PTBV), đi cùng với đó là mở ra khuyến nghị để đạt được mục tiêu cân bằng sinh thái tốt hơn thông qua các công cụ tài chính xanh.

     Tài chính xanh và các vấn đề liên quan

     Tài chính xanh là việc kết hợp thế giới tài chính và kinh doanh với hành vi thân thiện với môi trường. Lĩnh vực này dành cho rất nhiều đối tượng tham gia, bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư và người cho vay tài chính. Tùy thuộc vào người tham gia, tài chính xanh có thể được cuốn hút bởi các ưu đãi tài chính, mong muốn bảo toàn hành tinh, hoặc kết hợp cả hai. Trái với các hoạt động tài chính truyền thống, tài chính xanh nhấn mạnh nhiều hơn về lợi ích môi trường sinh thái và chú trọng hơn đến PTBV.

     Thực tế hiện nay, các nghiên cứu về năng lượng liên quan đến tài chính xanh còn mang nặng lý thuyết, chưa thực sự đào sâu vấn đề như làm thế nào để giảm thiểu rủi ro và chi phí tài chính thông qua các công cụ tài chính xanh, hoàn thiện cơ chế tài chính và hỗ trợ phát triển ngành năng lượng tái tạo.

     Trong nhiều năm, dường như các quốc gia chưa thực sự chú trọng đến hệ thống tài chính thích hợp để đầu tư cho sự phát triển của năng lượng mặt trời, cân nhắc nhu cầu của các nhà chế biến năng lượng tái tạo và người sử dụng để thúc đẩy tốt hơn việc sử dụng rộng rãi năng lượng tái tạo.

     Thị trường điện cạnh tranh liên tục sẽ thay đổi loại hình điện năng trong tương lai và gây ra tác động tiềm tàng đến cấu trúc năng lượng tái tạo. Người ta tin rằng cạnh tranh có thể làm giảm gánh nặng tài chính của các dự án năng lượng tái tạo, do đó cần đạt được các mục tiêu đã được thiết lập cho năng lượng tái tạo 

     Xây dựng Thị trường tài chính (TTTC) xanh

     TTTC xanh bao gồm cơ chế định hướng thị trường và các sản phẩm tài chính có thể kiểm soát phát thải ô nhiễm, bảo toàn hệ sinh thái và tránh cho các doanh nghiệp khỏi bị tác động lớn bởi những thay đổi thiên nhiên bất ngờ, chẳng hạn như các giao dịch phát thải. Loại thứ hai gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như quỹ môi trường, sản phẩm phái sinh thời tiết, chứng khoán liên quan đến thiên nhiên và quyền chọn sinh thái...

     Một trong những trường hợp điển hình mà các nhà quản lý môi trường sử dụng cơ chế của TTTC để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và vấn đề đa dạng sinh học, đó là việc Chính phủ Slovakia và Tổng Công ty Sumitomo của Nhật Bản đã ký thỏa thuận phát thải 200.000 tấn vào năm 2002. Thỏa thuận này được coi là khởi đầu của thị trường giao dịch khí thải toàn cầu.

     Các sản phẩm tài chính xanh chủ yếu

     Quỹ môi trường và Quỹ đa dạng sinh học - các quỹ này cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các dự án bảo toàn đa dạng sinh học hoặc gián tiếp đến các hoạt động kinh doanh bảo vệ khu vực đa dạng sinh học. Bằng các hoạt động thiết thực, các quỹ môi trường và các quỹ đa dạng sinh học thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái và PTBV rừng và thủy sản.

     Hoán đổi các khoản nợ liên kết với môi trường - các nước chủ nợ và các nước kém phát triển có thể đạt được một thỏa thuận rằng nợ của các nước kém phát triển sẽ được miễn với điều kiện các nước kém phát triển cung cấp nguồn tài chính cho quỹ môi trường với chức năng bảo vệ đa dạng sinh học. Hiện nay, Mỹ, Thụy Điển và Đức là những nước tích cực nhất trong việc phát triển các dự án hoán đổi nợ cho môi trường, mang lại lợi ích cho hơn 30 quốc gia; một trong những dự án hoán đổi nợ cho môi trường có ảnh hưởng nhất là dự án giữa chính phủ Mỹ và Ba Lan với giá trị khoảng 370 triệu USD.

     Chứng khoán hóa rừng - Các doanh nghiệp khai thác lâm sản chuyển giao toàn bộ lợi nhuận kinh doanh cho một đối tượng pháp lý mới, sau đó sẽ nhận được tiền từ nhà đầu tư bằng cách phát hành chứng khoán trên thị trường vốn và cho doanh nghiệp vay vốn. Ví dụ, hệ thống ngân hàng giảm nhẹ của các vùng đất ngập nước và các lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Mỹ và hệ thống các nghĩa vụ thực vật bản địa có thể giao dịch ở Brazil.

     Sản phẩm phái sinh thời tiết - Sản phẩm tài chính này có thể xử lý những tổn thất tài chính tiêu cực gây ra bởi những thay đổi trong điều kiện khí hậu. Nếu mức độ biến đổi khí hậu vượt quá tiêu chuẩn quy định, doanh nghiệp ký hợp đồng phái sinh thời tiết có thể yêu cầu một khoản bồi thường nhất định. Các sản phẩm phái sinh thời tiết bắt nguồn từ ngành năng lượng vào giữa những năm 1990, tại sàn giao dịch CME, các giao dịch của các sản phẩm phái sinh thời tiết từ năm 2002 đã lên tới hàng tỷ USD.

     Chứng khoán kết nối tự nhiên - Chứng khoán liên kết thiên nhiên - có thể chuyển rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn toàn cầu. Các nhà tài trợ của chứng khoán thiên tai nói chung thiết lập một đơn vị ủy thác đặc biệt (SPV) và sau đó phát hành chứng khoán nợ. Theo đó, SPV đồng ý bồi thường cho các nhà tài trợ trong trường hợp thiên tai với điều kiện các nhà tài trợ phải trả một khoản phí bảo hiểm nhất định, thường xuyên cho SPV.

     Quỹ đầu tư xanh - Công ty đầu tư và quỹ ủy thác đầu tư phù hợp với tiêu chuẩn "thân thiện với môi trường", "đạo đức", "xanh", "trách nhiệm xã hội" hoặc "bền vững", nhiều công ty đầu tư từ chối đầu tư vào chứng khoán của các công ty sản xuất ô nhiễm. “Nguyên tắc xích đạo”1 của tài chính xanh đã thúc đẩy ngày càng nhiều nhà quản lý quỹ sử dụng các chiến lược đầu tư thân thiện với môi trường. Hiệu ứng và ảnh hưởng của TTTC xanh đối với môi trường được thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau: thứ nhất, cần phải hiểu TTTC xanh là trung gian tín dụng của phong trào hướng vốn đến bảo vệ môi trường; thứ hai, thông qua mục tiêu và phương thức sử dụng vốn để thu hút và phân bổ kinh phí phù hợp với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và người dân; ngồi ra, TTTC xanh có thể cải thiện năng suất. Thông qua các tổ chức tài chính xử lý các quỹ tiền tệ, khuyến khích kinh doanh hàng hóa theo nhu cầu của thị trường, liên kết các yếu tố sản xuất nhanh chóng và tạo ra năng suất mới; cuối cùng, TTTC xanh là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất liên quan đến quy định và kiểm soát kinh tế vĩ mô.

     Nguồn cung vốn có thể điều chỉnh tổng nhu cầu xã hội. Thông qua hiệu ứng đòn bẩy tài chính, TTTC xanh có thể điều chỉnh quy mô, tốc độ và cơ cấu phát triển kinh tế hướng đến sự ổn định và bền vững.

     Vấn đề gợi mở

     Vai trị của chính sách đối với tài chính xanh

     Để bảo vệ môi trường một  cách có hiệu quả, trước mắt rất cần nhiều vốn đầu tư có thời gian hoàn vốn đầu tư dài nên ngành bảo vệ môi trường phải có con đường tài chính đặc thù. Các chính sách liên quan của tài chính xanh có thể làm giảm bớt sự “tắc nghẽn” tài chính mà Chính phủ phải đối mặt với một mức độ nào đó kết hợp với các công cụ tài chính cải cách và sáng tạo. Các chính sách thể hiện trên hai khía cạnh chính: một là, cải cách và đổi mới các công cụ tài chính hiện có, thăm dò loại chính sách tài khóa, mức độ khả thi để gây quỹ cho phát triển tài chính xanh; hai là, cải cách chính sách quản lý và phân phối doanh thu tài chính hiện tại theo hướng hiệu quả và hữu dụng trong việc sử dụng các quỹ tài chính.

     Tác động của trái phiếu xanh đến bảo vệ môi trường

     Công cụ tài chính là phương tiện quan trọng để áp dụng tài chính xanh trong trong thực tế. Chỉ trong vài năm trở lại đây, trái phiếu xanh đã có sự tăng trưởng bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.

     Tính đến cuối năm 2017, giá trị phát hành đạt 155.5 tỷ USD – tăng 78% so với năm 2016, với hơn 1.500 đợt phát hành, 37 quốc gia phát hành trên 6 châu lục, 239 tổ chức phát hành khác nhau.

     Vấn đề quan trọng nhất trong phát hành trái phiếu xanh là trái phiếu xanh trước hết phải sở hữu chức năng cơ bản và đặc điểm của trái phiếu thông thường. Đối với tổ chức phát hành, chi phí vốn phát hành trái phiếu, lãi suất trước thuế, rủi ro đầu tư thấp, nhu cầu về năng suất của nhà đầu tư thấp, do đó làm giảm chi phí vốn. Ngồi ra, trái phiếu có thể tăng quy mô vốn lớn hơn, có thời hạn tương đối dài, vì vậy trái phiếu rất phù hợp với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đòi hỏi vốn lớn và tái đầu tư trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, các đối tượng tham gia đa dạng, bao gồm chính phủ, tổ chức tài chính, doanh nghiệp… Đối với nhà đầu tư, so với tiền gửi ngân hàng, trái phiếu có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn, thanh khoản và ổn định, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa đầu tư. Đồng thời, thị trường trái phiếu giúp các nhà đầu tư dễ dàng gia nhập và thoái vốn, điều chỉnh danh mục đầu tư, do đó có tính linh hoạt cao hơn trong quản lý thanh khoản.

     So với trái phiếu thông thường, trái phiếu xanh đưa ra yêu cầu về "xanh", đó là số tiền huy động phải được chi cho năng lượng tái tạo và các dự án xanh bền vững. Trái phiếu xanh có thể gây rủi ro đầu tư do môi trường và biến đổi khí hậu mang lại. Do đó, trong tương lai cũng có thể khởi động các chính sách ưu đãi liên quan đến trái phiếu xanh, chẳng hạn như ngưỡng đầu tư thấp hơn, miễn/giảm thuế… để các nhà đầu tư có thể đầu tư với mức rủi ro thấp, đáp ứng ý thức trách nhiệm xã hội mà vẫn có thể thu được lợi ích.

     Tất cả các khoản đầu tư này nhạy cảm với môi trường, khí hậu và các rủi ro liên quan đến chính sách. Vốn đầu tư này sẽ cần đến từ cả khu vực tư nhân và chính phủ, bao gồm cả các nguồn trong nước và quốc tế. Việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững đòi hỏi các phương pháp tiếp cận mới để huy động vốn và trung gian tài chính dài hạn trong và ngồi nước. Tích hợp cân nhắc môi trường và xã hội trong các quyết định cho vay và thiết kế sản phẩm chỉ là bước đầu tiên trong việc đưa ra các hệ thống tài chính công cụ tài trợ cho việc chuyển đổi cần thiết theo hướng "nền kinh tế xanh" của mỗi quốc gia. Ngân hàng xanh, trái phiếu xanh và khung pháp lý phù hợp sẽ được giới thiệu trong một khuôn khổ phối hợp. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cũng cần phải phát triển bảo hiểm rủi ro khí hậu, bao gồm các công cụ giảm thiểu rủi ro cho nông nghiệp, mà đối với nhiều nước đang phát triển vẫn là một ngành kinh tế lớn.

     Chính sách hướng tới mục tiêu hài hòa giữa tài chính xanh và bảo vệ môi trường

Các chính sách hỗ trợ phát triển tài chính xanh cần phải giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái và tài chính xanh. Mâu thuẫn ban đầu là tính thanh khoản của các quỹ tài chính xanh để bảo vệ môi trường. Thanh khoản ở đây là khả năng thanh lý tài sản với giá thị trường hợp lý, do vậy, có hai tiêu chuẩn đo lường về thanh khoản: một là chi phí của tài sản để thanh lý, chi phí thanh lý tài sản thấp, thanh khoản tài sản càng mạnh; hai là tốc độ thanh lý tài sản nhanh, cho thấy thanh khoản tài sản tốt hơn. Hay nói cách khác, khi được giao dịch ở nền tảng hoặc thị trường với nhiều người mua và người bán, khả năng thanh lý tài sản sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, bảo vệ sinh thái là một quá trình lâu dài. Cho dù đó là đầu tư trực tiếp cho các dự án thân thiện với môi trường, hoặc đầu tư bằng vốn chủ sở hữu trong các ngành công nghiệp liên quan, nó cần chu kỳ đầu tư tương đối dài. Đặc biệt, một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn thường không có tiền trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, do đó, cũng hạn chế khả năng hấp thụ của các dự án có liên quan

     Do đó, để giải quyết một cách hiệu quả các mâu thuẫn giữa tài chính xanh và bảo vệ môi trường sinh thái, trước hết, các chính sách cần phải tìm các quỹ phù hợp với cấu trúc của các dự án; thứ hai, các đối tượng liên quan có thể phát hành các sản phẩm phái sinh tài chính, chẳng hạn như các sản phẩm trên cơ sở tài sản bảo đảm… Cuối cùng, các chính sách cần cải thiện hoạt động TTTC xanh thông qua phát triển tài chính sinh thái, xây dựng thị trường phái sinh khí hậu và các TTTC thứ cấp khác liên quan đến bảo vệ sinh thái, từ đó trực tiếp cải thiện tính thanh khoản của các dự án đầu tư liên quan.

     Tài chính xanh là một mô hình tài chính sáng tạo nhằm bảo vệ môi trường và hướng tới sử dụng tài nguyên bền vững. Xây dựng khuôn khổ chính sách tài chính xanh là hợp lý, tức là tài chính xanh có thể hướng dẫn dòng vốn và đạt được hiệu quả quản lý rủi ro môi trường và phân bổ tối ưu tài nguyên môi trường và tài nguyên xã hội, sẽ tránh được hiện tượng thông tin bất cân xứng và giải quyết các mối nguy hiểm về mặt đạo đức, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo nền tảng cho sự PTBV.

Phạm Tiến Đạt
Tìm kiếm