KINH TẾ VIỆT NAM GHI NHẬN MỘT NĂM THÀNH CÔNG

15/12/2018 09:00
Kinh tế Việt Nam năm 2018 đã đi gần hết chặng đường. Những kết quả đạt được trong năm 2018 đã có thể nhìn thấy rõ nét. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm sốt, quy mô nền kinh tế tăng cao. Điểm sáng của nền kinh tế còn đến từ hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp...

Cán cân thương mại duy trì thặng dư

Theo báo cáo của Bộ Công thương, tính chung kim ngạch xuất khẩu 11 tháng qua ước đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 63,24 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thô) ước đạt 160,385 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Trong 11 tháng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,74 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là khu vực châu Âu (EU) đạt 38,28 tỷ USD, tăng 8,8%; Trung Quốc đạt 38,13 tỷ USD, tăng 23,2%. Thị trường ASEAN đạt 22,69 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản đạt 17,09 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc đạt 16,89 tỷ USD, tăng 24,7%. 

Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, tiến tới ký kết. Cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thống cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp. 

Với mức tăng trưởng lên tới 14,4%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sau 11 tháng năm 2018 đã cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 8 - 10% trong năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã hồn thành 94,5% mục tiêu xuất khẩu của năm 2018.

Quy mô xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Tính đến hết tháng 11/2018, đã có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD). Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (46,135 tỷ USD), hàng dệt và may mặc (27,772 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (27,017 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (15,123 tỷ USD), giày dép các loại (14,52 tỷ USD). 

Đáng chú ý, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng trưởng tốt. Nếu như những năm trước đây, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước thì thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của khối trong nước đã cao hơn khối FDI. 

Trong 11 tháng, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu khoảng 63,24 tỷ USD, tăng 17,2%, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung và cao hơn mức tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) là 13,4%. 

Trong 11 tháng, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt mức cao nhất với hai thị trường quan trọng là Mỹ và EU với mức thặng dư lần lượt là 31,97 tỷ USD và 25,7 tỷ USD. Đáng chú ý là mức thặng dư thương mại với hai thị trường này tăng dần, trong 11 tháng đầu năm 2018, các thị trường này tăng lần lượt là 8,14%; 6,34% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, thâm hụt thương mại của Việt Nam với các nước thường nhập siêu trước đây cũng đã giảm dần so với cùng kỳ năm trước. 11 tháng năm 2018, nhập siêu từ Trung Quốc là 21,5 tỷ USD (trong khi 11 tháng năm 2017 là 21,9 tỷ USD), giảm 1,83% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Hàn Quốc là 26,6 tỷ USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. 

11 tháng, kim ngạch nhập khẩu tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng cần nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng nhiên liệu, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là dệt may và công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tới 88,68% tổng kim ngạch nhập khẩu. 

Trong đó, lượng nhập khẩu dầu thô tăng mạnh trong 11 tháng (tăng 411,7% về trị giá) so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân nhập khẩu dầu thô trong các tháng gần đây tăng cao chủ yếu là do phục vụ cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Trong khi đó, tỷ trọng nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 6,66% tổng kim ngạch nhập khẩu. 

Cán cân thương mại từ năm 2016 đến nay luôn duy trì thặng dư, nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Mức thặng dư thương mại trong năm 2016, 2017 lần lượt là 1,78 tỷ USD và 2,11 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa trong 11 tháng đầu năm 2018 thặng dư lên tới 6,8 tỷ USD. Con số xuất siêu của Việt Nam trong 11 tháng năm nay đã gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngối.

 

Sản xuất công nghiệp giữ đà tăng trưởng 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tồn ngành (IIP) duy trì được đà tăng trưởng, với mức tăng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế. Cụ thể, tính chung 11 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất tồn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,1%, thấp hơn mức tăng 10,3% của cùng kỳ năm 2017. 

Trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,2%, đóng góp 9,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khống giảm 2%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng khá cao và là động lực tăng trưởng chính của tồn ngành, phù hợp với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ngành (phát triển giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, thiên nhiên). 

Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của tồn ngành. Trong 11 tháng đầu năm, ngành này luôn duy trì là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP 11 tháng đầu năm 2018 của nhóm tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh ngành khai khống giảm, đây là nhóm đóng vai trị quan trọng, là động lực chính trong tăng trưởng của tồn ngành. 

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 11 ước tính đạt 36,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương 6,7 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3%; vốn địa phương 30 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6%. Tính chung 11 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 284,7 nghìn tỷ đồng, bằng 82,1% kế hoạch năm và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 82% và tăng 7,5%). 

Tổng thu NSNN lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2018  đạt 1.222,7 nghìn tỷ đồng, bằng 92,7% dự tốn năm, trong đó thu nội địa đạt 975,4 nghìn tỷ đồng, bằng 88,7% dự tốn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thu nội địa thực hiện tháng 11 ước đạt 70 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu 11 tháng đạt 975,4 nghìn tỷ đồng, bằng 88,7% dự tốn, tăng 15,3% so cùng kỳ năm 2017; Thu từ dầu thô thực hiện tháng 11 ước đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu 11 tháng đạt 57,9 nghìn tỷ đồng, bằng 161,4% dự tốn năm, tăng 41,1% so cùng kỳ năm 2017; Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện tháng 11 ước đạt 28,3 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu 11 tháng đạt 283,5 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự tốn năm, tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2017. 

Tổng chi NSNN lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2018  đạt 1.210,6 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5% dự tốn năm, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó chi thường xuyên đạt 841,7 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5% dự tốn năm, tăng 4,3%; chi đầu tư phát triển đạt 239,6 nghìn tỷ đồng, đạt xấp xỉ 60% dự tốn năm, tăng 6,7%; chi trả nợ lãi đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2% dự tốn năm, tăng 13,4%.

Tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh 

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, thông tin về những chỉ số đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế đối với kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của Việt Nam đang phát triển tốt, niềm tin doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới

Mặc dù vậy, từ góc nhìn của các doanh nghiệp trong nước, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, nhận định, Việt Nam đã làm được nhiều việc trong cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng tốc độ thay đổi vẫn chưa đạt yêu cầu. "Chẳng hạn trong Báo cáo Doing Business 2019 mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vừa qua, Việt Nam dù tăng so với chính mình với tổng số điểm tăng từ 66,77 điểm lên 68,36 điểm, nhưng mức độ thay đổi vẫn cịn chậm so với các quốc gia khác", ông Vũ Tiến Lộc cho biết

Nếu so sánh trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chưa lọt được vào Top 4 nước đứng đầu. Ở vị trí 69, Việt Nam vẫn cịn cách khá xa so với Singapore (đứng thứ 2), Malaysia (đứng thứ 15) hay Thái Lan (đứng thứ 27)... Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng cần có sự chuyển động đồng đều và mạnh mẽ của tất cả các ngành và lĩnh vực để thứ hạng của Việt Nam được gia tăng mạnh mẽ hơn nữa

Thủ tướng tán thành với đề nghị đẩy mạnh cải cách, xây dựng thể chế; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, xử lý các hạn chế tồn tại, bất cập. Theo đó, Người đứng đầu Chính phủ tiếp tục yêu cầu tháo gỡ những vấn đề ràng buộc do thể chế, nâng cao chất lượng của thể chế; khắc phục các rào cản.

Tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách. 

Về nhiệm vụ trước mắt trong dịp cuối năm, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần làm tốt công tác đảm bảo cung cầu cho thị trường, khắc phục khâu yếu trong công tác phối hợp giữa quản lý thị trường và các ngành chức năng; đảm bảo nguồn vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế dịp cuối năm

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu quyết liệt chỉ đạo chống thất thu thuế, đảm bảo định mức thu đề ra; tăng cường kiểm tra giá phí, lệ phí dịp cuối năm; đôn đốc giải ngân 100% dự án đầu tư công, nhất là các dự án lớn. 

Để thúc đẩy sản xuất, phát huy thế mạnh xuất khẩu, ngành Công thương đề ra một số giải pháp như thúc đẩy phát triển thị trường ngồi nước, khai thác tốt các FTAs và ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh. 

Cần thiết phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân nhận diện cơ hội và thách thức của Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các FTA mà Việt Nam đã và sẽ chuẩn bị ký kết tham gia. Theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước; biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để chủ động trong công tác điều hành, có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có khả năng tận dụng cơ hội để xuất khẩu.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phịng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường. 

Nghiên cứu các giải pháp, biện pháp phát triển xuất khẩu, nhập khẩu với từng thị trường quan trọng; tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường xuất khẩu mới cịn tiềm năng, đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác FTA. Tăng cường các biện pháp tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là nông, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới.

Nguyễn Thanh
(Thông Tấn Xã Việt Nam)
Tìm kiếm