TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHANH, TOÀN DIỆN VÀ BỀN VỮNG

15/10/2018 15:26
Tái cấu trúc thị trường tài chính, trong đó có tái cấu trúc thị trường chứng khóan (TTCK) là một trong những cấu phần của tái cấu trúc nền tài chính quốc gia nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, tòan diện và bền vững. Trong khuôn khổ Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2018 với chủ đề “Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển nhanh, tòan diện và bền vững của Việt Nam”, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (UBCKNN) Phạm Hồng Sơn đã có bài tham luận về tái cấu trúc TTCK. Bài viết đánh giá thực trạng quá trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp phù hợp. Tạp chí Chứng khóan xin giới thiệu với độc giả bài viết này.
Theo dòng sự kiện

Thực hiện Đề án tái cấu trúc TTCK đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, UBCKNN cùng các Sở Giao dịch Chứng khóan (SGDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khóan (TTLKCK) triển khai các giải pháp quyết liệt để tái cấu trúc TTCK. Quá trình tái cấu trúc TTCK đã diễn ra được hơn 5 năm và đã đạt được một số kết quả nhất định trên các mặt: huy động vốn qua TTCK; tái cấu trúc cơ sở hàng hóa; thu hút nhà đầu tư; cải thiện chất lượng các tổ chức trung gian trên thị trường… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc tái cấu trúc TTCK vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục tháo gỡ nhằm hướng đến phát triển nhanh, tòan diện và bền vững. 

Một số kết quả đạt được của quá trình tái cấu trúc TTCK 

Huy động vốn qua TTCK không ngừng tăng lên 

Tính đến ngày 31/7/2018, giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã đạt gần 100% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt mức 77,5% GDP, vượt mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 là 70%, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) có quy mô niêm yết đạt 21,2% GDP. Tính từ đầu năm 2000 đến tháng 6/2018, TTCK đã giúp doanh nghiệp và Chính phủ huy động hơn 2,1 triệu tỷ đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó Chính phủ đã huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng; doanh nghiệp đã huy động được 551 nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hóa (CPH) và phát hành cổ phiếu, trái phiếu (riêng 6 tháng đầu năm, huy động vốn qua TTCK đạt 11.000 tỷ đồng). 

Những kết quả trên cho thấy TTCK bắt đầu song hành với thị trường tín dụng ngân hàng, bổ sung hỗ trợ hiệu quả cho nhau để giải quyết bài tóan về nguồn vốn tổng thể cho tăng trưởng kinh tế, trong đó thị trường tín dụng tập trung vào nhu cầu vốn ngắn và trung hạn, TTCK tập trung xử lý nhu cầu vốn trung và dài hạn.

Chất lượng hàng hóa từng bước được nâng cao 

Để TTCK phát triển ổn định thì chất lượng hàng hóa là yếu tố hết sức quan trọng. Nhiều chuẩn mực về quản trị công ty (QTCT), công bố thông tin (CBTT), chế độ báo cáo của công ty đại chúng (CTĐC) đã được ban hành như Nghị định số 71/2017/ NĐ-CP, Thông tư 155/2015/TT-BTC1... hướng tới thông lệ quốc tế và nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp. Chẳng hạn như quy định về thành viên độc lập của HĐQT, nguyên tắc vay giữa các công ty mẹ - con, chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tách rời Tổng Giám đốc… tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP; hay yêu cầu CTĐC phải CBTT về môi trường và xã hội, khuyến khích doanh nghiệp CBTT bằng tiếng Anh… tại Thông tư 155/2015/TT-BTC. 

Thực tế qua quá trình thanh, kiểm tra, cũng như qua các cuộc bình chọn Báo cáo thường niên hàng năm cũng cho thấy doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến vấn đề CBTT, chất lượng QTCT cũng như độ tin cậy của hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể. Có thể nói, một TTCK minh bạch hơn đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. 

Tăng nguồn cung hàng hóa cho thị trường 

Thông qua việc hòan thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở hàng hóa trên thị trường từng bước được mở rộng, trong đó có thể kể đến bước tiến pháp lý lớn là Nghị định số 60/2015/NĐ-CP2 đã thể chế hóa và đẩy nhanh công tác đăng ký giao dịch (ĐKGD), niêm yết của các doanh nghiệp CPH và CTĐC trên TTCK, góp phần công khai công tác CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đến đông đảo công chúng đầu tư, đồng thời việc gắn công tác CPH với ĐKGD đã đưa TTCK Việt Nam tiếp cận với thông lệ quốc tế. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017, các SGDCK đã tổ chức 493 phiên đấu giá CPH, thóai vốn cho DNNN với tổng giá trị tiền thu được đạt 202,5 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt khoảng 63%. Công tác CPH DNNN, bên cạnh mục tiêu tối ưu hóa cho lợi ích nhà nước khi thóai vốn, còn giúp tăng nguồn cung hàng hóa có chất lượng trên TTCK. Tính đến cuối tháng 7/2018, đã có 746 công ty niêm yết trên 2 SGDCK, 763 công ty giao dịch trên thị trường UPCoM.

Trên thị trường trái phiếu, bên cạnh sản phẩm trái phiếu lãi suất cố định còn có trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi linh hoạt; đồng thời kỳ hạn phát hành khá đa dạng (các kỳ hạn từ tín phiếu kho bạc dưới 52 tuần cho đến kỳ hạn dài 20 năm, 30 năm). Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường trái phiếu giai đoạn 2011 - 2016 là 21%/năm, trong đó thị trường TPCP đạt 33%/năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 23%/năm với quy mô thị trường trái phiếu (tính đến ngày 31/12/2017) đạt mức 37,6% GDP (trong đó, thị trường TPCP, TPDN đạt lần lượt là 27,59% GDP và 6,19% GDP). 

Một TTCK minh bạch hơn đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của thị trường ngày càng phong phú hơn và được phát triển theo thông lệ quốc tế. Trên thị trường đã có nhiều sản phẩm chứng chỉ quỹ như chứng chỉ quỹ mở, quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản... TTCK phái sinh cũng đã ra đời được hơn 01 năm (vận hành từ ngày 10/8/2017) với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 và giao dịch khá sôi động. Sắp tới, các sản phẩm mới như HĐTL TPCP, chứng quyền có đảm bảo (CW) sẽ được triển khai, tạo ra sự đa dạng hơn các loại hàng hóa trên TTCK.

Tạo điều kiện thuận lợi thu hút và phát triển nhà đầu tư tổ chức 

Thời gian qua, các chính sách cũng tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật về quỹ đầu tư chứng khóan nhằm hướng tới cầu đầu tư dài hạn trên thị trường vốn (đến nay đã có 39 quỹ đầu tư chứng khóan đang hoạt động). Ngòai ra, tính đến cuối tháng 6/2018, trên TTCK đã có 2,07 triệu tài khoản, tăng 7,6% so với cuối năm 2017, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngòai (ĐTNN) tăng 17%. Việc gia tăng số lượng nhà đầu tư qua các năm song song với sự tăng trưởng trong thanh khoản của thị trường (thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tăng 60% từ mức 3.000 tỷ đồng/phiên năm 2016 lên mức 5.000 tỷ đồng/phiên năm 2017) cho thấy TTCK ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư. Điều này là do các chính sách giao dịch, tiếp cận thị trường, thu hút nhà ĐTNN... đã được cải thiện, cụ thể:

Đối với chính sách về giao dịch chứng khóan: Theo Thông tư số 203/2015/TT-BTC3, nhà đầu tư được mua chứng khóan khi có bảo lãnh thanh tóan hoặc xác nhận của ngân hàng lưu ký, nhà đầu tư được vừa mua, vừa bán một loại cổ phiếu trong từng lần khớp lệnh liên tục, quy định về giao dịch tạo lập thị trường...

Về việc mở cửa cho nhà ĐTNN: Nghị định 60/2015/NĐ-CP đã cho phép CTĐC có thể nâng sở hữu nước ngòai lên tối đa 100% nếu công ty không hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh hạn chế đối với nhà ĐTNN, cho phép sở hữu nước ngòai tại tổ chức kinh doanh chứng khóan đến 100%; ngòai ra, nhà ĐTNN được đầu tư không hạn chế vào TPCP, TPDN; chứng chỉ quỹ, chứng khóan phái sinh, chứng chỉ lưu ký... Bên cạnh đó, nhà ĐTNN có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng khi Thông tư số 123/2015/TT-BTC đã cho phép họ được mở mã số giao dịch trực tuyến chỉ trong 01 ngày làm việc, kể từ ngày dữ liệu được thành viên lưu ký nhập vào hệ thống... 

Cải thiện chất lượng của các tổ chức tham gia thị trường 

Trên cơ sở các quy định về phân loại, đánh giá, xếp hạng hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khóan (TCKDCK), Bộ Tài chính (UBCKNN) thực hiện các giải pháp giám sát và xử lý phù hợp đối với từng TCKDCK, hướng tới giảm số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các TCKDCK. Tính đến tháng 7/2018, có 79 công ty chứng khóan (CTCK) đang hoạt động bình thường với tổng vốn chủ sở hữu đạt trên 52.211 tỷ đồng; có 43 công ty quản lý quỹ đang hoạt động với tổng vốn chủ sở hữu đạt 3.834 tỷ đồng. Nhiều CTCK đã có các tổ chức tài chính nước ngòai lớn, có uy tín trong khu vực và trên thế giới tham gia, giúp tăng chất lượng tài chính và QTCT. 

Ngòai ra, thực hiện công tác tái cấu trúc các SGDCK và TTLKCK, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, hệ thống giao dịch và thanh tóan trên TTCK đã được hiện đại hóa. Thời gian thanh tóan giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khóan cơ sở đã giảm từ T+3 xuống T+2, các biện pháp giải quyết lỗi giao dịch đã tương đối đồng bộ từ sửa lỗi giao dịch, xử lý lỗi giao dịch tự doanh, hỗ trợ tình trạng tạm thời mất khả năng thanh tóan tiền/chứng khóan cho đến lùi thời hạn thanh tóan hoặc loại bỏ không thanh tóan. Cơ chế bù trừ đối tác trung tâm (CCP) đã được hòan thiện đảm bảo phục vụ cho việc thanh tóan, bù trừ các sản phẩm phái sinh. Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai chuyển đổi chức năng thanh tóan TPCP từ ngân hàng thương mại sang NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường TPCP, phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, Đề án hợp nhất SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh để thành lập SGDCK Việt Nam đã được xây dựng và trình Thường trực Chính phủ thông qua về chủ trương. 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục để tiếp tục phát triển TTCK nhanh, bền vững và minh bạch. TTCK Việt Nam, mặc dù có diễn biến ổn định hơn, tuy nhiên vẫn khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các điều kiện kinh tế, diễn biến thị trường tài chính thế giới, trong khi đó các tổ chức đầu tư còn ít, nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số và tâm lý dễ chịu tác động bởi tin đồn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TTCK. Cấu trúc của thị trường chưa hòan chỉnh do quy mơ thị trường TPDN còn nhỏ, chưa hỗ trợ tối đa hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp; TTCK phái sinh (TTCKPS) mới ở giai đoạn phát triển ban đầu. Bên cạnh đó, chất lượng QTCT còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, chất lượng BCTC ở một số doanh nghiệp còn hạn chế, các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức tuân thủ các quy định, trong khi cần thực sự chủ động hơn trong việc hướng tới việc cải thiện chất lượng quản trị để nâng cao hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngòai của CTĐC gặp nhiều khó khăn do vướng mắc từ pháp luật chuyên ngành và luật pháp đầu tư. Các TCKDCK cần nâng cao hơn nữa về năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Description: http://tapchichungkhoanvietnam.vn/knd/tt/PublishingImages/240/2.png?width=1000

Các giải pháp phát triển TTCK thời gian tới 

Với mục tiêu là bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của TTCK, ngày càng khẳng định hơn nữa vai trị huy động vốn cho Chính phủ, doanh nghiệp và cho nền kinh tế, thời gian tới, UBCKNN sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp sau: 

Một là, hòan thiện khung pháp lý về chứng khóan và TTCK 

Sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khóan theo hướng giải quyết các vướng mắc hiện hành với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; nâng cao thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường; nâng cao chất lượng QTCT; CBTT; tạo cơ chế xử lý CTCK hoạt động kém hiệu quả và thúc đẩy TCKDCK phát triển; bổ sung cơ chế bảo vệ nhà đầu tư; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường (nâng điều kiện chào bán chứng khóan ra công chúng, quản lý và ngăn chặn việc lách luật thông qua chào bán riêng lẻ). 

Hai là, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa 

- Đối với thị trường cổ phiếu: Đẩy mạnh công tác CPH, thóai vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và ĐKGD. Nghiên cứu ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ chào bán, phát hành theo phương pháp dựng sổ (book building). Tăng cường kiểm tra, đặc biệt là giám sát quá trình tăng vốn và sử dụng vốn trước khi ĐKGD và niêm yết; tăng tính minh bạch các thông tin trong BCTC của các CTĐC... 

- Đối với thị trường TPCP: Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường TPCP thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu; đưa vào vận hành bộ sản phẩm repo mới theo Thông tư số 10/2017/TT-BTC4; phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường.

- Đối với thị trường TPDN: Nghiên cứu phát triển thị trường TPDN theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời nghiên cứu, triển khai mô hình, cơ chế và hạ tầng công nghệ, kỹ thuật cho thị trường TPDN, đặc biệt là cơ sở dữ liệu thông tin về TPDN.

- Đối với TTCKPS và các sản phẩm mới: 

+ Hòan chỉnh cơ chế giá, thuế áp dụng cho các giao dịch trên TTCK phái sinh theo hướng phù hợp từng cấp độ phát triển thị trường.

+ Nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn và cho phép tổ chức giao dịch các sản phẩm khác như HĐTL trên chỉ số khác ngòai VN30, quyền chọn chỉ số, quyền chọn HĐTL... 

+ Đưa sản phẩm CW, HĐTL TPCP vào giao dịch trong năm 2018.

Ba là, phát triển cơ sở nhà đầu tư, thu hút vốn ĐTNN  

- Tăng cường phát triển cơ sở các nhà đầu tư chuyên nghiệp thông qua việc duy trì, giữ mối quan hệ chặt chẽ, tổ chức đối thoại thường xuyên/định kỳ với thành viên thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư, các ngân hàng lưu ký... để tìm hiểu về các vướng mắc/kiến nghị của các nhà đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp.

- Thu hút vốn ĐTNN thông qua việc tiếp tục triển khai thực hiện các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn/vướng mắc cho nhà ĐTNN khi đầu tư vào TTCK Việt Nam như việc mở tài khoản tiền giao dịch chứng khóan, việc tham gia các sản phẩm phái sinh tiền tệ của nhà ĐTNN... 

Bốn là, tăng cường tính minh bạch cho TTCK 

- Xây dựng Luật Chứng khóan (sửa đổi), trong đó hòan thiện các quy định về CBTT như rà sóat bổ sung đối tượng có trách nhiệm CBTT; bổ sung nghĩa vụ CBTT bất thường của CTĐC, nguyên tắc áp dụng BCTC theo chuẩn mực quốc tế, vấn đề CBTT bằng tiếng Anh...

- Giám sát chất lượng của các công ty kiểm tóan khi thực hiện kiểm tóan BCTC của CTĐC; chất lượng hồ sơ tư vấn phát hành, niêm yết của CTCK.

- Nâng cao trách nhiệm của CTĐC thông qua áp dụng các thông lệ tốt về QTCT theo Nghị định 71/2017/ NĐ-CP... 

Năm là, tiếp tục tái cấu trúc các tổ chức tham gia thị trường 

- Tiến hành phân loại các CTCK, CTQLQ theo chất lượng tài chính và khả năng cung cấp dịch vụ. Trên cơ sở đó, UBCKNN sẽ trình Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành cơ chế pháp lý để tái cấu trúc các CTCK, CTQLQ hoạt động yếu kém, đồng thời cấp phép thêm cho một số công ty tốt, đủ điều kiện tham gia vào thị trường. 

- Thành lập SGDCK Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 SGDCK Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; đồng thời phát triển, phân định các khu vực thị trường, gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và TTCKPS để nâng cao vị thế của SGDCK Việt Nam trong khu vực ASEAN.

- Nghiên cứu áp dụng mô hình thanh tóan CCP cho cả các giao dịch trên thị trường cơ sở như các nước trong khu vực và trên thế giới, giúp thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro một cách đầy đủ và đồng bộ.

Sáu là, tăng cường giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm

- Hòan thiện và xây dựng thể chế chính sách: Tiếp tục xây dựng Luật Chứng khóan (sửa đổi), trong đó bổ sung thẩm quyền cho UBCKNN trong việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức (tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ viễn thông...), cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác thanh tra, giám sát TTCK.

- Tăng cường giám sát, phát hiện và xử phạt nghiêm các vi phạm về thao túng, nội gián, gian lận, minh bạch thông tin, tổ chức triển khai áp dụng 4 tội danh trong lĩnh vực chứng khóan kể từ khi Bộ luật Hình sự mới đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm";

2. Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

3. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khốn và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khóan;

4. Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với CTĐC;

5. Các Báo cáo thường niên năm 2017; Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2018, UBCKNN.

UBCKNN
Tìm kiếm