CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NĂM 2013

15/01/2014 09:00
Lượt xem: 16787
Hồn thành nhiệm vụ - tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong năm tài khóa tiếp theo

Là năm thứ ba của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, do đó kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 có vai trò quan trọng, đóng gópvào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN trong giai đoạn này. Bám sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã chủ động triển khai hệ thống chính sách điều hành kinh tế vĩ, theo đó, chính sách tài khóa được thực hiện theo hướng vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường thôngqua việc điều chỉnh chính sách thu NSNN theo hướng giãn, giảm thuế và một số khoản thu NSNN, đồng thời vừa thực hiện chính sách chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả1. Những điều chỉnh trong chính sách thu và chi NSNN trong năm 2013 có thể đánh giá cụ thể trên một số điểm nổi bật như sau:

 

Về thu NSNN

Thứ nhất, thực hiện giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản thu ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Cụ thể là: Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quý I và 3 tháng thời hạn nộp thuế TNDN quý II và quý III/2013 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở; Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trò gia tăng (GTGT) của tháng 1, 2, 3 năm 2013 đối với các DNVVN, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở, doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng sắt, thép, xi măng, gạch, ngĩi2 ; Các chủ đầu tư dự án được Nhà nước giao đất nhưng gặp khó khăn về tài chính nên chưa nộp tiền sử dụng đất được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh tốn tiền bán hàng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày phải nộp tiền sử dụng đất; Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất3; Giảm lệ phí trước bạ đối với xe ơ tơ chở người dưới 10 chỗ ngồi; Hồn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 14/11/2012 đối với túi nylon làm bao bì đóng gĩi sẵn sản phẩm; Tiếp tục miễn thuế khốn (thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân -TNCN) và thuế TNDN đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh, hộ gia đình, cá nhân chăm sĩc trơng giữ trẻ; hộ gia đình, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội4. Đến hết tháng 11/2013, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn, giảm thuế cho 226.871 lượt doanh nghiệp với số tiền là 11.370 tỷ đồng, ước tính số thuế miễn, giảm cả năm khoảng 16.600 tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng gópphần tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với những hàng hóa tồn kho lớn. 

Thứ hai, hồn thiện hệ thống chính sách thu NSNN nhằm thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh. Quốc hội đã thôngqua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2013/ NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT (hợp nhất cả Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT); Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN (Nghị định số 65/2013/NĐ-CP; Thôngtư số 111/2013/TT-BTC). 

Thứ ba, bổ sung nguồn thu vào NSNN 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2013; cổ tức được chia năm 2013 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn gópcủa Nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đồn, Tổng công ty (TCty) nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ5. 

Thứ tư, tăng cường các biện pháp quản lý thu NSNN nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi gian lận thuế và thu ngân sách, gópphần tăng thu NSNN. Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 02/CTBTC ngày 8/8/2013 về tăng cường công tác quản lý thu để đảm bảo thực hiện dự tốn thu NSNN năm 2013. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kinh doanh thương mại điện tử; tạo bước chuyển biến quan trọng trong thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực khấu trừ, hồn thuế GTGT. Trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra được 54.714 doanh nghiệp, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2012; tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 11.717 tỷ đồng, bằng 104,7% so với cùng kỳ, giảm khấu trừ là 825,7 tỷ đồng, bằng 116,1% so với cùng kỳ; giảm lỗ là 10.430 tỷ đồng, bằng 83,5% so với cùng kỳ. Số tiền thuế nộp vào ngân sách qua thanh tra, kiểm tra là 7.786,5 tỷ đồng, bằng 127,2% so với cùng kỳ. Đồng thời, trong thời gian này, qua hoạt động kiểm tra, kiểm sốt, chống buơn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 20.300 vụ việc vi phạm, trò giá ước tính gần 552 tỷ đồng. 

Cùng với việc tăng cường công tác quản lý thu NSNN, chính sách thu NSNN đã đồng thời tập trung chú trọng vào việc triển khai đồng bộ các đề án cải cách nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cụ thể như: Hiện đại hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Đổi mới và tăng cường năng lực quản lý công tác kê khai và kế tốn thuế; Hồn thành hệ thống kê khai thuế điện tử; Triển khai thủ tục hải quan điện tử, thực hiện thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia; Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước (KBNN) - Hải quan - Tài chính. Trong đó, triển khai phối hợp thu NSNN giữa KBNN - các cơ quan thuế - các cơ quan Hải quan và các ngân hàng thương mại, tiếp tục cải tiến một bước phương pháp nộp thuế theo hướng hiện đại khơng dùng tiền mặt, gópphần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nhanh chóng và có nhiều kênh lựa chọn cho việc thanh tốn thuế... 

Về chi NSNN

Cùng với các điều chỉnh về chính sách thu ngân sách, trong năm 2013, chính sách chi ngân sách cũng đã được điều hành chặt chẽ, đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự tốn. Nhờ đó, các nhiệm vụ chi ngân sách đã được thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra. Có thể đánh giá một số điểm về tình hình thực hiện dự tốn chi ngân sách năm 2013 như sau.

Một là, chính sách chi NSNN được thực hiện theo hướng thắt chặt, hiệu quả. Căn cứ vào diễn biến tình hình thu, chi ngân sách những tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 09/ CT-TTg ngày 24/5/2013 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu chính phủ (TPCP). 

+ Đối với chi thường xuyên: Thực hiện cắt giảm chi đối với một số khoản chi NSNN, đồng thời rà sốt, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự tốn chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm; Tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; Tiết kiệm tối thiểu 30% dự tốn kinh phí đã phân bổ cho nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp khách… 

+ Đối với chi đầu tư: Thực hiện kiểm sốt chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và TPCP; các dự án, công trình chậm triển khai hoặc triển khai khơng hiệu quả, phân bổ vốn sai sẽ bị điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư; Tăng cường công tác quản lý nhằm giảm tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB). 

Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sốt chi NSNN. Trong năm 2013, Bộ Tài chính tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết tốn vốn NSNN; tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, dự án vốn NSNN và có nguồn NSNN, cụ thể như ban hành Thôngtư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN, vốn TPCP, Thôngtư số 17/2013/ TT-BTC ngày 19/2/2013 về sửa đổi Thôngtư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/1/2011 của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng chi phí quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN... Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai công tác thanh tra việc sử dụng ngân sách tại một số Bộ, địa phương; thanh tra một số dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tổ chức các đồn kiểm tra, rà sốt các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN và TPCP đã được bố trí vốn năm 2013 của các Bộ, địa phương và các Tập đồn, TCty nhà nước. 

Trong năm 2013, hệ thống KBNN đã chính thức triển khai áp dụng quản lý, kiểm sốt cam kết chi theo quy định tại Thôngtư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính, qua đó gópphần giúp đơn vị sử dụng NSNN kế hoạch hóa và quản lý các khoản chi tiêu trong phạm vi dự tốn được phân bổ trong từng năm tài chính. Đối với cơ quan quản lý, việc thực hiện cam kết chi sẽ gópphần đảm bảo ngân sách để thanh tốn cho các khoản đã cam kết, làm giảm nợ đọng XDCB. Bên cạnh đó, KBNN cũng triển khai cơ chế “một cửa” trong kiểm sốt chi NSNN, qua đó đáp ứng nhanh hơn, kịp thời hơn yêu cầu thanh tốn của các chủ đầu tư, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt chi NSNN qua KBNN. Tổng số vốn KBNN thực hiện kiểm sốt chi trong năm 2013 khoảng 990.000 tỷ đồng, cao hơn so với tổng số vốn đã thực hiện kiểm sốt chi năm 2012 khoảng 47.000 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2013, hệ thống KBNN ước thực hiện kiểm sốt chi đối với 648.300 tỷ đồng chi thường xuyên, đạt 96% dự tốn chi thường xuyên, đã phát hiện trên 77.000 khoản chi của trên 34.600 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, từ chối chưa thanh tốn với số tiền 1.400 tỷ đồng. Đối với chi đầu tư phát triển, giải ngân qua hệ thống KBNN ước đạt 197.790 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch vốn năm 2013, đồng thời từ chối thanh tốn khoảng 80 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh tốn cao hơn giá trúng thầu. 

Ba là, ban hành các chính sách hỗ trợ, trợ cấp khó khăn cho một số đối tượng; điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo lộ trình để đảm bảo an sinh xã hội. Chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thôngở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến 575.000 đồng/tháng/học sinh (Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013); Tăng lương cơ bản của cán bộ, công chức từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/ tháng (Nghị định số 66/2013/NĐCP ngày 27/6/2013); Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công có hộ khẩu trước 15/6/2013 (Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013)… Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp gần 60 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở vùng bị thiên tai, thiếu đói, giáp hạt; gópphần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Về việc thực hiện cân đối NSNN

Hiệu quả quản lý nợ công, nợ quốc gia đã được nâng cao thôngqua việc rà sốt, hồn thiện các quy định giám sát chặt chẽ các khoản nợ để đảm bảo nợ trong mức giới hạn an tồn, giảm thiểu phát sinh nghóa vụ nợ và nợ rủi ro cao. Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nợ công đã và đang được 3 hồn thiện. Quyết định 01/2013/ QĐ-TTg ngày 07/01/2013 ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ, tăng cường giám sát chặt chẽ các khoản nợ, công khai thôngtin về nợ. Do tình hình kinh tế trong và ngồi nước những tháng đầu năm tiếp tục diễn biến phức tạp và phải đối mặt với nhiều thách thức, dư địa cho chính sách tài khóa hạn chế, thu NSNN khó khăn, Quốc hội đã quyết định nâng “trần” mức bội chi NSNN năm 2013 khơng quá 195.500 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP ước thực hiện.

 

Kết quả thực hiện thu, chi NSNN

Thứ nhất, thực hiện quyết liệt các biện pháp tăng thu, quản lý chặt chẽ nguồn thu của các Bộ, ban, ngành và địa phương, đặc biệt là những tháng cuối năm. Ước tính đến ngày 31/12/2013, thu NSNN đã hồn thành kế hoạch, trong đó, một số địa phương trọng điểm thu ước đạt và vượt dự tốn thu trên địa bàn như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc… Kết quả thu ngân sách nêu trên thể hiện sự quyết liệt của tồn ngành Tài chính, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh tình hình kinh tế vơ cùng khó khăn.

Thứ hai, điều chỉnh chính sách tài khóa từ đầu năm đến nay là phù hợp với tình hình thực tế và 
có hiệu quả bước đầu. Việc tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế đã đạt kết quả tương đối tốt. Loại bỏ các yếu tố thu tăng đột biến do các khoản thu phát sinh theo quý, quy mô số thu NSNN theo các tháng có sự biểu hiện của điều chỉnh chính sách và hiệu quả của các chính sách đến các tháng sau đó. Quy mô thu NSNN có xu hướng tăng vào tháng 7 và giữ tốc độ tăng dương từ tháng 9, khơng tính yếu tố tăng đột biến thì quy mô thu NSNN năm 2013 vẫn tăng 8% so với tháng 10/2012. 

Thứ ba, mặc dù nguồn thu NSNN còn nhiều khó khăn nhưng với chính sách điều hành chi ngân sách linh hoạt, chủ động, tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nên NSNN vẫn đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chính sách an sinh, ổn định xã hội. Chi NSNN ước đạt dự tốn Quốc hội đã quyết định. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số nhiệm vụ chi còn chưa thực sự hiệu quả, tiết kiệm khiến NSNN còn thất thốt. Tình trạng bố trí, sử dụng kinh phí dàn trải, lãng phí, thiếu hiệu quả vẫn còn xảy ra ở một số địa bàn, đơn vị. Chính sách chi, nhất là các chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và các chương trình mục tiêu còn trùng lắp, chồng chéo, kém hiệu quả.

Thứ tư, bội chi NSNN vẫn ở mức an tồn. Trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn và thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Đảng và Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, thu NSNN phấn đấu hồn thành dự tốn trong điều kiện phải điều chỉnh chính sách thu để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu; chi NSNN được điều hành theo đúng chủ trương thắt chặt chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định và và đảm bảo an sinh xã hội. Bội chi NSNN được điều hành trong phạm vi Quốc hội đã cho phép điều chỉnh là 5,3% GDP. Chính phủ đã hồn thành kế hoạch phát hành trên 181.000 tỷ đồng trái phiếu, đảm bảo bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển năm 2013. Dự kiến dư nợ công đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, nợ Chính phủ là 42,6% GDP, vẫn đảm bảo trong giới hạn an tồn nợ quốc gia. 

Định hướng tài chính - ngân sách năm 2014 Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và dự báo tình hình kinh tế trong và ngồi nước, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, mục tiêu tài chính - NSNN năm 2014 đã được xác định là: “Thực hiện điều chỉnh chính sách thu nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư; xây dựng dự tốn thu ngân sách tích cực, đúng chế độ, phản ánh sát hoạt động của nền kinh tế và tình hình tài chính của các doanh nghiệp; bố trí dự tốn chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, cơ cấu lại nhiệm vụ, chương trình, dự án theo hướng lồng ghép, tiết giảm; đảm bảo các nhiệm vụ chi cần thiết, quan trọng nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ, kiểm sốt lạm phát, phục hồi tăng trưởng, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại”. Theo đó, nhiệm vụ tài chính - ngân sách chủ yếu năm 2014 được xây dựng cụ thể như sau: 

Về thu NSNN, dự tốn thu NSNN là 782.700 tỷ đồng, thấp hơn 33.300 tỷ đồng so với dự tốn năm 2013. Đồng thời, tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 17,2% GDP, thấp hơn so với tỷ lệ huy động từ phí và lệ phí bình quân giai đoạn 2011 - 2013 khoảng 18 - 19% GDP. 

Về chi NSNN, trong khi dự tốn thu NSNN thấp hơn so với năm 2013 thì dự tốn chi NSNN năm 2014 là 1.006.700 tỷ đồng, tăng 28.700 tỷ đồng so với dự tốn năm 2013. Điều này cho thấy nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2014 khá nặng nề. 

Bội chi NSNN: Theo lộ trình, cần giảm dần bội chi để đạt mức 4,5% GDP vào năm 2015. Tuy nhiên, do khả năng cân đối NSNN năm 2014 rất khó khăn, trong khi đó vẫn phải bố trí tăng chi đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu. Vì vậy, Quốc hội đã thôngqua mức bội chi NSNN là 5,3% GDP. 

Trên cơ sở đó, định hướng chính sách tài khóa năm 2014 tập trung vào một số nội dung trọng tâm như sau: 

Một là, tiếp tục rà sốt lại hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, phục hồi tăng trưởng: tổ chức thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNCN (đã được sửa đổi, bổ sung); tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất kinh doanh, đầu tư, nhất là thủ tục về thuế và hải quan. 

Hai là, tăng cường chỉ đạo công tác thu NSNN, chống thất thu, gian lận thuế, giảm các khoản nợ đọng thuế: Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu năm 2013 được gia hạn sang năm 2014, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời hạn ưu đãi. Tăng cường công tác quản lý thu NSNN thôngqua kiểm sốt chặt chẽ nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế; tăng cường giám sát đối với hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế. 

Ba là, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng đảm bảo chi cho con người, ưu tiên chi an sinh xã hội; bố trí chi đầu tư phát triển gắn với tái cơ cấu đầu tư công, ưu tiên bố trí đảm bảo đủ chi trả nợ nước ngồi (cả gốc lẫn lãi), một phần chi trả nợ trong nước và kết hợp với phát hành đảo nợ (tăng cường bền vững nợ công).

Bốn là, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế thành lập các Quỹ ngồi ngân sách mà nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là NSNN.

Năm là, tiếp tục rà sốt hệ thống các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và thúc đẩy chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm.

Sáu là, tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN, TPCP và tín dụng ưu đãi. Xác định lộ trình và thứ tự ưu tiên hợp lý để xử ký nợ đọng XDCB, theo Chỉ thị 27/ CT-TTg và Chỉ thị 14/CT-TTg. Rà sốt lại các chương trình, dự án đầu tư để xác định thứ tự ưu tiên, đảm bảo nguồn lực giải ngân vốn đầu tư XDCB, nhất là những dự án quan trọng, cấp bách, những dự án có thể hồn thành sớm.

Bảy là, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia cần có đánh giá và rà sốt cụ thể, đặc biệt là chương trình kém hiệu quả, mục tiêu đạt thấp. Thực hiện lồng ghép các chương trình có cùng mục tiêu, tăng quyền chủ động thực hiện, sử dụng NSNN của địa phương, tăng tính tự chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành quản lý chương trình.

Tám là, nghiên cứu, đánh giá một cách tồn diện bội chi ngân sách, đưa ra kế hoạch dự phòng ngân sách, huy động nguồn lực trái phiếu nhằm đảm bảo mức dư nợ an tồn.

Chín là, hồn thiện chính sách và tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, khuơn khổ tài chính và chi tiêu trung hạn. Các thôngtin về chính sách công, chi tiêu, thâm hụt ngân sách,… phải được công khai, minh bạch.

Mười là, phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

 

TS. VŨ NHỮ THẮNG
Tìm kiếm