Thị trường chứng khoán tháng 11/2018 : NHÀ ĐẦU TƯ THẬN TRỌNG, THỊ TRƯỜNG HÃM ĐÀ TĂNG

15/12/2018 09:00
Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 11 được nhận định có cơ hội bứt phá đi lên trước những thông tin kinh tế vĩ mô trong nước khá tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh chứng khoán tòan cầu đang ở trong xu thế “bán tháo” trước thông tin về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang và chưa có hồi kết, giá dầu thô thế giới tiếp tục sụt giảm…, các nhà đầu tư chứng khóan giữ tâm thế thận trọng, dị xét, chờ đợi cơ hội mới. Mặc dù TTCK Việt Nam có mức tăng nhẹ nhưng điểm nổi bật trong tháng 11 là thanh khoản trên hai sàn trong tháng 11 đều sụt giảm mạnh so với tháng trước.

Diễn biến chung trên thị trường cơ sở

Trong những phiên giao dịch đầu tiên của TTCK tháng 11, dường như dư âm của đợt sụt giảm mạnh 9 phiên liên tiếp trong nửa cuối tháng 101 vẫn cịn đeo bám khi dịng tiền đổ vào chứng khoán tỏ ra “đuối sức”, thị trường giao dịch ảm đạm kéo dài từ phiên 01/11 cho đến hết phiên giao dịch ngày 15/11. 

Ngay tại phiên ngày 01/11, thị trường diễn biến rất tiêu cực, áp lực bán dâng cao khiến hàng loạt các mã cổ phiếu vốn hóa lớn lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu, sắc đỏ gần như bao trùm lên bảng điện tử, chỉ số VN Index trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) giảm 6,80 điểm (-0,74%) xuống 907,96 điểm. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ số HNX Index cũng sụt giảm 1,99 điểm. Thanh khoản thị trường tại phiên này khá thấp, chỉ đạt trên 3.100 tỷ đồng qua khớp lệnh trên cả hai sàn HOSE và HNX. 

Sang phiên giao dịch ngày 02/11, mặc dù VN Index tăng lên 16,9 điểm, đóng cửa phiên này ở mức 924,86 điểm, nhưng giới phân tích vẫn tỏ ra nghi ngờ khi dịng tiền chỉ tập trung vào các mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường như ngân hàng và nhóm cổ phiếu “họ Vingroup”.

Phiên giao dịch ngày 05/11 không mấy khả quan khi các chỉ số chính như VN Index và VN30Index đều giảm điểm ngay từ đầu phiên. Mặc dù một số mã cổ phiếu chủ chốt có mức tăng điểm tương đối nhưng do thanh khoản của thị trường khá khiêm tốn, chỉ đạt trên 2.850 tỷ đồng, nên VN Index tại phiên này chỉ nhích nhẹ 0,67 điểm. 

Các phiên giao dịch tiếp theo từ 9/11 - 15/11 chứng kiến thị trường nhiều phen rung lắc mạnh, trong đó VN Index có chuỗi 3 phiên liên tiếp (13/11 - 15/11) bị sụt giảm khá mạnh, VN Index đã “bay” mất 20,92 điểm, đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11 ở mức 897,15 điểm (mức đáy của tháng 11). Thanh khoản thị trường trong cung đoạn này tiếp tục sụt giảm mạnh hơn so với hai phiên đầu tháng khi chỉ đạt bình quân trên 2.910 tỷ đồng/phiên trên cả hai sàn.  

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân lớn nhất đang chi phối và tác động tiêu cực lên TTCK trong nước ở giai đoạn này là do các yếu tố từ bên ngồi, trong đó đáng chú ý nhất là diễn biến về cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, giá dầu thô thế giới sụt giảm... đã khiến cho nhà đầu tư trong nước trở nên thận trọng trong giao dịch chứng khoán. Cùng với đó, tốc độ tăng lãi suất khá nhanh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khiến giá trị USD liên tục tăng cao, cũng có thể gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát của Việt Nam, từ đó tác động tiêu cực lên thị trường trong nước.

Mặc dù vậy, TTCK trong cung đoạn này cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Thứ nhất, tiền đầu tư dài hạn đang hướng đến cổ phiếu của những doanh nghiệp làm ăn tốt, triển vọng nhưng định giá vẫn ở mức thấp. Thứ hai, thị trường đang đón nhận các thông tin tốt từ các chỉ số vĩ mô tác động tích cực tới TTCK. Đó là thông tin về việc Quốc hội đã “chốt” các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2019, cụ thể như: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn diện xã hội khoảng 33 - 34% GDP. Mục tiêu tổng quát của năm sau (2019) chú trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm sốt lạm phát, đẩy mạnh các hoạt động thối vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đây là những động lực giúp duy trì đà tăng trưởng và phát triển của TTCK trong nước. 

Chính vì vậy, thị trường đã bật tăng tốt trong các phiên giao dịch từ 16/11 - 22/11 và các phiên giao dịch từ 26/11 - 28/11 khi giá của các cổ phiếu trụ cột đều đã về những mốc hỗ trợ quan trọng. Điểm chung của các phiên tăng điểm này là sự tăng giá của các mã cổ phiếu Bluechips được lan sang các nhóm cổ phiếu khác giúp thị trường sôi động. Phiên 28/11, VN Index đạt 930,20 điểm - điểm số cao nhất trong tháng 11/2018. Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu là do kết quả kinh doanh (KQKD) quý III/2018 của một số doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn được công bố vào cuối tháng 10 tương đối khả quan cùng những thông tin từ kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã hỗ trợ tích cực cho tâm lý nhà đầu tư, thúc đẩy các chỉ số chứng khoán tích lũy và hồi phục trong tháng 11.

Mặc dù VN Index tiếp tục điều chỉnh giảm trong các phiên giao dịch ngày 23/11, 29 và 30/11 do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư, nhưng chốt phiên 30/11, VN Index vẫn tăng thêm 11,78 điểm (1,27%) so với phiên cuối tháng 10 khi đóng cửa ở mức 926,54 điểm. 

Trên HNX, diễn biến thị trường theo chiều hướng tăng nhẹ. Mặc dù số phiên giảm điểm (13 phiên) nhiều hơn số phiên tăng điểm (11 phiên), nhưng biên độ tăng có phần nhỉnh hơn và TTCK tăng nhẹ liên tiếp trong 3 phiên giao dịch cuối tháng đã giúp HNX Index giữ được mức 104,17 điểm tại phiên giao dịch 30/11, tuy vẫn giảm 1,12% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 191 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm cuối tháng 10/2018. Thanh khoản trên thị trường giảm so với tháng trước. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 780 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch (GTGD) đạt gần 10,6 nghìn tỷ đồng, giảm gần 30% so với tháng trước. Tính bình quân, GTGD đạt hơn 481 tỷ đồng/phiên, giảm 26% so với tháng trước. 

Tính chung trong tháng 11, sàn HOSE có 9 phiên tăng điểm và 13 phiên giảm điểm; Trên HNX có 8 phiên tăng và 14 phiên giảm điểm. Đây là tháng chứng kiến sự hồi phục của TTCK sau khi các chỉ số điều chỉnh sâu trong tháng trước. Tháng này, thanh khoản bình quân trên hai sàn HOSE và HNX giảm 31,05% so với tháng 10/2018, xuống mức 4.057 tỷ đồng (tương đương 174,1 triệu USD)/phiên. Dịng tiền tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có triển vọng tiềm năng cũng như các cổ phiếu có hoạt động tốt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các sự kiện vĩ mô lớn khiến thanh khoản giảm mạnh và phần lớn tập trung ở một số mã có vốn hóa lớn và các mã có thông tin nổi bật.

Giao dịch nhà đầu tư nước ngồi (ĐTNN)

Trên HOSE, chỉ tính riêng kênh khớp lệnh, nhà ĐTNN bán rịng thêm 392 tỷ đồng trong tháng 11, do ảnh hưởng từ giao dịch của VIC khi cổ phiếu này ghi nhận 877 tỷ đồng giá trị bán rịng. Lũy kế từ đầu năm 2018, nhà ĐTNN thực hiện bán rịng 16.4 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Kênh giao dịch thỏa thuận cho thấy những tín hiệu tích cực hơn khi khối ngoại đẩy mạnh mua rịng, tập trung vào MSN. Quỹ đầu tư Amolis Investment thuộc Chính phủ Singapore sau khi mua thỏa thuận 24,5 triệu cổ phiếu (2.200 tỷ đồng) trong tháng 10, tiếp tục mua thêm 27,4 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng với hơn 2.270 tỷ đồng trong phiên ngày 01/11 qua đó nâng sở hữu tại MSN lên mức 8,87%, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau SK Group.

Trong tháng 11, nhà ĐTNN mua rịng 1,8 nghìn tỷ đồng qua kênh thỏa thuận và nếu tính tổng mức giao dịch qua hai kênh, khối ngoại mua rịng hơn 1,4 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

Sàn Hà Nội cho thấy xu hướng bán rịng rõ ràng hơn của nhà ĐTNN với tổng giá trị bán rịng đạt mức 280 tỷ đồng, trong đó 231 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh chủ yếu do giao dịch tại VCG. Vinaconex thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư thông qua đợt thối vốn của SCIC, đây cũng là nguyên nhân khiến ETF đang nắm giữ VCG bán toàn diện bộ do "room" VCG giảm về 0.

Tại HNX, số phiên giao dịch bán của nhà ĐTNN diễn ra khá dày (14 phiên) giao dịch, tổng GTGD bán ra đạt gần 497 tỷ đồng, trong đó tổng GTGD mua vào chỉ đạt hơn 216 tỷ đồng

Giao dịch trên TTCK phái sinh

Trái ngược với thị trường cơ sở, TTCK phái sinh giao dịch tháng 11 khá sôi động. GTGD thị trường cơ sở sụt giảm trong bối cảnh thị trường tương lai tiếp tục hút tiền. 

Theo các chuyên gia phân tích, hiện tượng này được giải thích thông qua mức biến động trong phiên cao hơn so với các tháng tăng điểm trước đây. Biên độ dao động trong phiên bình quân của tháng 11 là 12,39 điểm, cao hơn đáng kể so với mức biến động trong 2 tháng tăng điểm gần nhất là tháng 9 (10,85 điểm) và tháng 8 (10,72 điểm). Khi VN30 vận động với biên độ lớn, nhà đầu tư sẽ tham gia thị trường phái sinh với các lý do: (1) mức dao động lớn đồng nghĩa với khả năng sinh lời cao hơn khi nhà đầu tư dự đoán đúng xu hướng; (2) tránh được sai sót khi lựa chọn thời điểm giao dịch cổ phiếu trong khi giao dịch T+0 của thị trường phái sinh cho phép cắt lỗ, hạn chế rủi ro ngay trong phiên giao dịch.

Trong tháng, KLGD trên TTCK phái sinh đạt 2.821.433 hợp đồng, tăng 10,58% so với tháng trước. Tính bình quân, KLGD đạt 128.247 hợp đồng/phiên, tăng 15,6% so với tháng trước. Tuy nhiên, khối lượng mở (OI) toàn thị trường chỉ đạt 16.855 hợp đồng, giảm 8,53% so với tháng trước. 

Trong tháng 11, có 01 mã sản phẩm là VN30F1811 đáo hạn ngày 15/11/2018 và HNX đã niêm yết bổ sung sản phẩm thay thế là VN30F1901 vào ngày 16/11/2018. Tại thời điểm cuối tháng 11, có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1812, VN30F1901, VN30F1903, và VN30F1906.

 

Tháng 12 có nhiều cơ hội tích lũy? 

Theo các chuyên gia phân tích, thận trọng về triển vọng trung hạn và lo ngại của nhà đầu tư đã được phản ánh vào giao dịch trên thị trường tháng 11 khi thanh khoản trên 2 sàn HOSE và HNX sụt giảm, có phiên GTGD khớp lệnh trên cả 2 sàn chưa đến 2.500 tỷ đồng (phiên giao dịch ngày 26/11). Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong tháng 12/2018 có cơ sở để kỳ vọng vào một kịch bản phục hồi. 

Các chuyên gia phân tích cho rằng, khả năng phục hồi này đến từ những tin tức, lo ngại về chiến tranh thương mại, giá dầu giảm, lãi suất tăng, tỷ giá biến động… 
đã phản ánh đáng kể vào thị trường trong thời gian qua và tình hình đang có những dấu hiệu khả quan hơn. 

Đáng chú ý, mặt bằng giá cổ phiếu giảm mạnh so với đầu năm trong khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn duy trì tăng trưởng, giúp hệ số giá trên thu nhập (P/E) của VN Index đang ở mức 16,15 lần (số liệu của Bloomberg phiên 20/11), thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, kỳ vọng sẽ sớm kích hoạt dịng tiền đầu tư quay trở lại. Mức định giá này sẽ cịn tốt hơn khi dự báo của các công ty chứng khoán gần đây cũng lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh doanh quý IV của nhiều doanh nghiệp lớn trong nhóm dẫn dắt chỉ số như ngân hàng, bất động sản, dầu khí… 

Cùng với lợi nhuận tăng trưởng hỗ trợ giá cổ phiếu, TTCK Việt Nam đang đón nhận động lực từ Hiệp định Đối tác toàn diện diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến có hiệu lực vào cuối tháng 12/2018 và Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có thể sớm ký kết chính thức vào cuối năm 2018, sẽ tạo cú huých lớn cho nền kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, đồ gỗ, dệt may…

 

Mai Thư
(Tạp Chí Chứng Khoán)
Tìm kiếm