THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

15/12/2018 09:00
Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng số liệu của 328 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khóan Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), các biến số được đưa vào nghiên cứu liên quan đến chủ thể quản trị, để xem sự tác động của chúng đến các chỉ số hiệu quả tài chính của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố quản trị cơng ty (QTCT) cĩ tác động rõ rệt đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nghiên cứu. Đặc biệt ở bốn biến là tổng số lượng thành viên quản trị, thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) là nữ, quy mơ doanh nghiệp và chủ tịch đồng thời là Tổng Giám đốc (TGĐ) có tác động tích cực nhất đến hiệu quả hoạt động thông qua ba chỉ số ROA (lợi nhuận ròng trên tài sản), ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu).

I. GIỚI THIỆU

Sự sụp đổ của Enron năm 2001 - vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cùng những vụ việc bê bối bên lề của công ty này, đã tác động mạnh đến niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường chứng khoán (TTCK). Để đối phó với sự suy giảm này, các bên liên quan đã khuyến khích các doanh nghiệp phân tích và làm rõ vai trị của QTCT từ những khía cạnh khác nhau, bao gồm kế toán, tài chính, kinh tế, pháp luật và quản lý. Ngồi các yếu tố đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn đến những cách thức và kỹ thuật quản trị, tiến hành thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi nghiên cứu cách tốt nhất để xây dựng, quản lý doanh nghiệp, cho dù các doanh nghiệp ở châu Á, châu Âu hay Mỹ, thì điều quan trọng nhất để thực hiện vẫn là có cơ chế quản trị một cách đúng đắn và hiệu quả.

QTCT bị tác động bởi các thành viên trong HĐQT, do các thành viên này là đối tượng đưa ra các quyết sách đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết về tác động của các thành viên HĐQT đến QTCT, do vậy để tiếp cận tới các nghiên cứu hiện đại về QTCT trên thế giới, bài nghiên cứu này của nhóm tác giả sẽ đi sâu làm rõ mối quan hệ giữa chủ thể QTCT đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên HOSE.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết chi phí đại diện sẽ được sử dụng để kiểm tra vai trị mà các thành viên HĐQT đóng góp vào việc thực hiện công tác tổ chức mà họ quản lý. Tiếp đến, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa các tổ chức và các nguồn lực thiết yếu cần thiết để tối đa hóa hiệu suất. Kết hợp hai quan điểm lý thuyết này là phù hợp với các công trình trước đây của Hillman et al.(2003) chứng nhận HĐQT có hai chức năng quan trọng, đó là giám sát, quản lý công ty thay các cổ đông; và lựa chọn  nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.

Pavlik et al. (1994) báo cáo rằng tỷ lệ thành viên độc lập tại các doanh nghiệp lớn tăng nhẹ khi  doanh nghiệp đó đã có kết quả hoạt động kinh doanh kém hơn so với năm trước, cụ thể,  tăng khoảng 1% trong năm X + 1, trong thời gian nghiên cứu từ 1972 - 1983 . Ngược lại, Klein (2002) nhận thấy, tại NYSE trong giai đoạn 19911993, các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường ở nhóm dưới, thường có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập ít hơn so với nhóm công ty có vốn hóa thị trường ở nhóm cao nhất. Denis & Sarin (1999) báo cáo rằng các doanh nghiệp tăng đáng kể tỷ lệ thành viên độc lập khi doanh nghiệp đã có lợi nhuận cao hơn  mức trung bình so với  năm trước.

Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp có tỷ lệ các thành viên HĐQT bên ngồi (đang làm việc tại một số tổ chức khác) lớn hơn dễ dàng giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các cổ đông và HĐQT. Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng, có một sự liên quan  cố hữu giữa lợi ích của chủ sở hữu công ty và đối tượng  quản lý (Fama & Jensen,1983). Tỷ lệ cao các thành viên HĐQT bên ngồi trong hội đồng được xem là có khả năng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Fama & Jensen, 1983, Jensen & Meckling, 1976, Morck et al., 1988). Baysinger & Butler (1985); Rosenstein & Wyatt (1990) đã phát hiện ra rằng việc bổ nhiệm một thành viên trong HĐQT bên ngồi dẫn tới việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó làm tăng giá trị của các cổ đông.

Sự đa dạng về giới tính có ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm quản trị của HĐQT trong doanh nghiệp. Mặc dù phụ nữ có thể được các cổ đông bầu chọn làm thành viên trong HĐQT của  doanh nghiệp vì chủ nghĩa bình đẳng giới tính nhưng kết quả cho thấy họ có thể ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của HĐQT. Ngồi ra, vấn đề giới tính trong thành phần HĐQT cũng bị tác động bởi các yếu tố như độ tuổi, thời gian sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, trạng thái nghỉ hưu và thời gian, kinh nghiệm quản lý trong quá khứ của cá nhân đó. Việc đưa  một người phụ nữ lên vị trí quản lý hàng đầu thường phụ thuộc vào trình độ học vấn của người đó (Pritchard et al., 2003). Theo Bertrand & Hallock (2001), phụ nữ có xu hướng trẻ trung hơn nam giới, do đó nếu họ ở trong thành phần HĐQT, có thể đưa ra các ý tưởng kinh doanh táo bạo, tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Có 2 quan điểm liên quan đến vấn đề tách biệt vai trị giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành (CEO). Thứ nhất, với những đối tượng  ủng hộ “lý thuyết quản lý” cho rằng,  Chủ tịch HĐQT phải tách biệt với CEO, nhằm  đảm bảo rằng sự tách bạch giữa hai vị trí, cũng như có điều kiện để trao đổi các kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Sự tách bạch  hai vai trị này nhằm đảm bảo việc giám sát lẫn nhau, cũng như đảm bảo các yếu tố liên quan đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (Argenti, 1976; Stiles & Taylor, 1993). Ngồi ra, có ý kiến cho rằng, nếu một cá nhân đồng thời nắm giữ hai chức vụ quan trọng trong công ty như vậy, có thể dẫn đến tình huống cá nhân đó sử dụng các thông tin nội bộ từ công ty, nhằm thu lợi cá nhân, phương hại lợi ích cho doanh nghiệp (Jensen và Meckling,1976; Jensen, 1986). Thứ hai, những người ủng hộ lý thuyết quản lý nhằm  hỗ trợ công việc, lập luận rằng họ sẽ hành động mang lại  lợi ích tốt nhất cho các cổ đông, bởi họ được tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn so với những đối tượng khác; ngồi ra, nguồn thu nhập của đối tượng này còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) đưa ra kết quả khi nghiên cứu 126 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên HOSE giai đoạn 2006 – 2009. Theo đó, tỷ lệ sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan dương khi tỷ lệ sở hữu nhỏ hơn 59,1% và tương quan ngược chiều  khi tỷ lệ này vượt quá 59,1%.

 

III. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Số liệu

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 328 DNNY trên HOSE trong vịng bảy năm (từ năm 2010 - 2016) và tổng số mẫu trong khoảng thời gian đó là 2.296 mẫu được sử dụng. Tuy nhiên, có 126/328 doanh nghiệp không đầy đủ thông tin liên quan đến các biến độc lập, nên số liệu của các doanh nghiệp này được loại ra khỏi mẫu nghiên cứu. Vì vậy, mẫu cuối cùng bao gồm 202 doanh nghiệp với 1.414 mẫu quan sát để làm mẫu nghiên cứu chính thức. Số liệu thu thập có liên quan đến nghiên cứu này như lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, tổng nợ, vốn đầu tư chủ sở hữu, thị giá cổ phiếu, lựa chọn đơn vị kiểm toán được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN) của các doanh nghiệp và website www.hsx.vn.

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H0: Thành phần HĐQT không có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

H1: Thành phần HĐQT có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

3.3. Mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở nghiên cứu các mô hình liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, sau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng liên quan, kết hợp đặc điểm của các DNNY trên HOSE cho phù hợp với môi trường kinh tế Việt Nam, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu như

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích tổng quan số liệu

Kết quả thống kê chỉ ra rằng hiệu quả ROA trong 7 năm từ năm 2010 đến năm 2016 là 15,3026% với độ lệch chuẩn là 1.0098, điều này cho thấy hiệu quả ROA của các công ty sai lệch 15,30%. Có thể thấy, biên độ biến động của ROA rất lớn với giá trị nhỏ nhất là -64,55% và giá trị lớn nhất là 14,11 %.  Hiệu quả ROE trong 7 năm từ năm 2010 đến 2016 là 25,90% với độ lệch chuẩn là 29,07%, điều này cho thấy hiệu quả ROE của các doanh nghiệp sai lệch 25,90%. Có thể thấy biên độ biến động của ROE rất lớn với giá trị nhỏ nhất là –103,32% và giá trị lớn nhất là 205,3%. Hiệu quả EPS trong 7 năm từ 2010 đến 2016 đạt giá trị nhỏ nhất -10.332,4 đồng, giá trị lớn nhất đạt 20.532,29 đồng với độ lệch chuẩn 2943,47 đồng.

4.2. Kiểm tra đa cộng tuyến

Dựa vào bảng ma trận tương quan pearson dưới đây, ta có thể thấy tương quan giữa hầu hết các biến là tương đối thấp, tuy nhiên hệ số tương quan giữa SIZE với lần lượt các biến TOL. DIR, BIG.AUD khá cao với mức giá trị lần lượt là 28,5%, 33,2% nên rất dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nhưng hiện tượng này không quá ảnh hưởng đến mô hình nói chung. Vì vậy, có thể kết luận phần lớn các biến trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến với nhau và đây sẽ là một dấu hiệu tích cực trong việc kiểm định và lựa chọn mô hình kinh tế lượng phù hợp.

Ngồi ra, nhìn vào bảng ta có thể thấy hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là thấp.

4.3. Mô tả nghiên cứu

Với việc tổng hợp các số liệu thu thập được từ các DNNY trên HOSE, tác giả đã có được cái nhìn tổng quan về các chỉ tiêu của các doanh nghiệp  đó.

Biểu đồ 1 cho thấy đa phần các doanh nghiệp đều có từ 5 thành viên HĐQT. Các doanh nghiệp nhiều hơn 5 thành viên HĐQT chiếm tỷ lệ từ 35 - 40% giai đoạn 2010 - 2016, năm 2014 có tỷ lệ cao nhất chiếm 40,5% và năm 2012 có tỷ lệ thấp nhất 35,8%. Hơn 50% số doanh nghiệp đều có thành viên nữ tham gia vào HĐQT. Sự biến động không cao, khá ổn định từ 55 - 57%. Năm 2012 có tỷ lệ thấp nhất chỉ 55,72% và năm 2011 có tỷ lệ cao nhất 57.

Biểu đồ 2 cho thấy, các doanh nghiệp không thay đổi quan điểm về giới tính trong bộ máy HĐQT, với số lượng nữ giới ở trong thành phần HĐQT không đổi qua các năm. Về thành viên HĐQT là người nước ngồi: Đa phần các doanh nghiệp đều có thành viên HĐQT là người nước ngồi chiếm khoảng 80% trong tổ số DNNY nghiên cứu. Nhưng từ giai đoạn 2010 - 2016 đang có xu hướng giảm nhẹ từ 86,6% xuống còn 80,2%, tuy vậy có thể thấy tỷ lệ này vẫn chiếm khá cao.

 Về thành viên HĐQT độc lập (TVĐL): Nghiên cứu cho thấy, dường như các doanh nghiệp đang nhận ra rõ chức năng của TVĐL. Nếu như trước đây, vào năm 2010, số các doanh nghiệp có tỷ lệ TVĐL chỉ chiếm 33,7% thì đến 2016 con số này đã lên tới 51%. Rõ ràng vai trị của TVĐL đã rõ ràng, không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo được tính công bằng mà còn đem lại nhiều giá trị cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Về số lượng thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác: Nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 20% trên tổng số các doanh nghiệp mà các thành viên HĐQT không nắm giữ chức vụ tại công ty khác. Sở hữu trên 20% doanh nghiệp không có thay đổi nhiều năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,9% và năm 2016 thấp nhất chiếm 58,8%. Những trường hợp này thường là những doanh nghiệp do gia đình hoặc do nhà nước nắm giữ phần lớn số cổ phần trong doanh nghiệp. 

Về tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần thành viên HĐQT làm việc ở tổ chức khác. Tỷ lệ chiếm khá cao và tăng dần từ năm 2010-2016. Năm 2010 là 79,7% cho đến 2016 là 83,7%

Về chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ: Từ năm 2010 cho đến 2016, số lượng các doanh nghiệp có Chủ tịch HĐQT đồng thời là TGĐ giảm khá mạnh. Năm 2010 là 40,1% và giảm xuống còn 30,7% vào năm 2016. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp đang loại dần tư lợi cá nhân trong hoạt động kinh doanh của mình, Chủ tịch HĐQT đồng thời là TGĐ,  thường hoạt động vì lợi ích cá nhân nhiều hơn. Việc tỷ lệ này giảm cho thấy sự công bằng trong hoạt động. 

4.4. Kết quả mô hình hồi quy

Tại bảng dưới đây, kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 3 mô hình đều cho kết quả Sig.F < 0.05, cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê, tức là bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Như vậy, thành phần HĐQT có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 

Mô hình 1 (ROA)

Mô hình hồi quy 1 xem xét tác động của các biến HĐQT  có tác động đến ROA hay không? Với Sign.F < 0.05, R-Square = 0.122, nghĩa là 12,2% các biến nghiên cứu có tác động đến mô hình. Dựa vào kết quả mô hình, tác giả  nhận thấy có các biến SLTVQT, SLTVQTN, SLTVQTNN, CEO_DUAL, TLSHTVQT, KTL, QMDN, ĐBTC có tác động đến ROA, trong đó có các biến TSTVQT, TSTVQTN, SLTVQTNN, KTL, ĐBTC là có tác động cùng chiều đến ROA, còn lại các biến CEO_DUAL, TLSHTVQT, QMDN thì có tác động ngược chiều với ROA. Do đó, ROA chỉ tăng khi LNST tăng hoặc tổng tài sản giảm. Đối với các doanh nghiệp có thành viên HĐQT là người nước ngồi, quy định trong quản lý sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn, họ là những người hiểu biết,có những mối quan hệ tốt, không chỉ làm gia tăng giá trị công ty mà còn gia tăng khả năng lợi nhuận, khi ấy ROA sẽ tăng. Và đối với những doanh nghiệp, khi tỷ lệ nợ/tổng tài sản càng lớn hay nói cách khác, tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao, thì ROA càng tăng, điều này có thể hiểu khi nợ chiếm phần lớn tài sản, chứng tỏ doanh nghiệp đã biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay, đối với hình thức này đem lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp. TLSH lớn đồng nghĩa với việc ROA tăng, lý giải cho điều này, có thể hiểu rằng, việc vụ lợi cá nhân trong quá trình điều hành gây tác động không tích cực đến lợi nhuận doanh nghiệp, đơn giản có thể hiểu là, những doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT lớn, họ luôn muốn nhận được lợi ích nhiều, điều này dẫn tới lợi nhuận suy giảm. Cùng với đó, KTL cũng tác động thuận chiều với ROA, KTL là những đơn vị kiểm toán uy tín, (tác giả có liệt kê ra 10 công ty kiểm toán lớn) độ tin cậy và chính xác trong BCTC sẽ cao, phản ánh đúng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn, ROA lại càng nhỏ vì tài sản tăng thì ROA giảm. CEO_DUAL có tỷ lệ nghịch với ROA, có thể hiểu rằng hầu hết những doanh nghệp này, người đứng đầu dường như sẽ có nhiều lợi ích nhất, và họ sẽ hành động vì lợi ích cá nhân nhiều. còn việc tại sao quy mô doanh nghiệp càng lớn thì ROA lại giảm vì đối với 1 doanh nghiệp lớn, khối lượng tài sản rất lớn, tài sản tăng thì ROA sẽ giảm, hoặc trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp hiện tại chưa đem lại lợi nhuận tốt. 

Mô hình 2 (ROE)

Mô hình hồi quy 2 xem xét các biến QTCT tác động như thế nào tới ROE. Với giá trị Sign.F

Mô hình 3 (EPS)

Mô hình hồi quy 3 kiểm tra các biến QTCT có ảnh hưởng ra sao đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? với giá trị Sign.F< 0,05 (mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê), R-Square= 0,129, được hiểu là 12,9% các biến nghiên cứu có tác động đến mô hình. Có tất cả 7 biến có tác động đến biến độc lập, trong đó có 5 biến tác động cùng chiều đó là: SLTVQT, SLTVQTN, CEO_DUAL, CĐLNN, QMDN còn 2 lại biến tác động ngược chiều là biến ĐBTC và NNY. Kết quả nghiên cứu cho biết khi chủ tịch đồng thời là TGĐ thì EPS sẽ tăng, bởi vì họ thường là những người nắm giữ một lượng lớn cổ phần trong công ty, bằng cách nào đó, họ sẽ làm tăng giá trị mỗi cổ phần (EPS tăng). Tương tự đối với các doanh nghiệp có yếu tố sở hữu Nhà nước, họ cũng là những tổ chức, một số bộ phận cá nhân nắm giữ phần lớn cổ phần doanh nghiệp, thường những doanh này thì mức thuế suất thấp, tỷ lệ trả cổ tức cao, EPS tăng. Một doanh nghiệp khi đã phát triển đến quy mô lớn, họ đã, đang và luôn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình, họ đang tận dụng tốt nguồn vốn, gia tăng lợi nhuận, bên cạnh đó họ càng phải chú trọng đến lợi ích của cổ đông để duy trì đà phát triển. Ngược lại, ĐBTC càng cao thì EPS thấp và ngược lại, khi tỷ lệ ĐBTC cao, nghĩa là nợ chiếm phấn lớn tài sản, làm giảm lợi nhuận cho chi phí lãi vay lớn, dẫn tới EPS sẽ bị giảm và tương tự với biến NNY, chúng ta có thể hiểu theo cách giải thích của mô hình số 2, khi biến này cũng tác động ngược chiều đến ROE, đó là ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế. Điều đặc biệt khi chúng ta xem xét cả mô hình thì có 2 biến phụ thuộc đều có tác động thuận chiều với 3 biến độc lập, đó là biến SLTVQT, SLTVQTN. Rõ ràng điều này có một ảnh hưởng rất lớn trong mô hình nghiên cứu. Tại sao doanh nghiệp có tổng số thành viên càng lớn thì ROA, ROE, EPS tăng? Những thành viên đều có rất nhiều mối quan hệ khác, và tất cả thành viên lúc này đang hoạt động vì lợi ích doanh nghiệp, trong số đó, sẽ có những mối quan hệ đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình làm việc của họ và sau cùng cho doanh nghiệp, làm tăng giá trị doanh nghiệp. tăng hiệu quả hoạt động. Và có một biến chúng ta đều thấy rất đặc biệt, thành viên HĐQT là nữ, tại sao lại có điều này xảy ra? Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng, những người phụ nữ họ thường khá khéo léo trong việc giữ gìn và xây dựng các mối quan hệ, hơn nữa họ lại là những người cẩn trọng và tỷ mỉ trong công việc, biết cách sắp xếp và quản lý công việc tốt hơn nam giới, dĩ nhiên những quyết định trước khi được đưa ra, họ sẽ rất đắn đo để lựa chọn quyết định phù hợp, giúp cho hiệu quả công việc tốt hơn.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đòn bẩy tài chính được xem là công cụ trung gian thể hiện sự tương tác giữa cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất và phù hợp với hiện tượng: khi tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì tỷ lệ vay nợ cao, nhưng lại dẫn đến hiệu quả hoạt động của công ty thấp. Ngược lại, khi tỷ lệ sở hữu nước ngồi cao thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính lại thấp và dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao. Đặc biệt 2 yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đó chính là tổng số thành viên HĐQT và thành viên HĐQT là nữ, số lượng 2 nhân tố này càng tăng thì chất lượng hiệu quả hoạt động càng lớn, tiếp theo là 2 biến Quy mô Doanh nghiệp và Chủ tịch HĐQT đồng thời là TGĐ, cũng có tác động khá tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, đặc biệt qua ROE và EPS. Việc tác động tốt đến EPS sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chú ý từ NĐT - kênh huy động vốn rất hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này có thể là minh chứng ủng hộ cho các chính sách quản lý của Nhà nước đang có xu thế giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngồi trong các công ty ở Việt Nam.

Từ các kết luận trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau nhằm tác động đến các biến phụ thuộc, để nâng cao hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng cấu trúc vốn phù hợp, nên duy trì đòn bẩy tài chính ở mức an tòan, vì kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa hiệu quả tài chính và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện song song các chính sách QTRR tài chính tránh để doanh nghiệp rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính. Bên cạnh đó, vì chi phí sử dụng vốn có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động nên doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần sớm loại bỏ quan điểm ưu tiên nam giới trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, việc cân bằng văn hóa, giới tính độ tuổi trong một doanh nghiệp như các nghiên cứu gần đây là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu trên cũng ủng hộ việc sử dụng nhiều nữ giới hơn trong hoạt động quản lý doanh nghiệp nói chung và các DNNY nói riêng. Rõ ràng ở kết quả nghiên cứu, biến Thành viên HĐQT là Nữ có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thành viên nữ trong HĐQT sẽ giúp doanh nghiệp có hiệu quả tài chính tốt hơn.

Thứ ba, doanh nghiệp cần chú trong hơn trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, vì doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác, khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng đổi mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nữ giới trong vai trị quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo khá hữu ích cho các cơ quan quản lý TTCK tại Việt Nam. Có thể giúp các cá nhân cũng như tổ chức hiểu rõ về yếu tố QTCT sẽ có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó

Kết quả của nghiên cứu này khá hữu ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thông tin trên BCTN của các DNNY trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là các NĐT khi có ý định đầu tư vào doanh nghiệp đó, chẳng hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng lớn thì tác động ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính càng thấp, thể hiện qua thông số hiệu quả tài chính là ROE và EPS hay những doanh nghiệp có tổng số thành viên HĐQT càng nhiều thì hiệu quả càng cao. Bởi vì thời gian kiểm tra, thanh tra về độ tin cậy về BCTC tại các công ty không nhiều, vì vậy, các NĐT có thể tham khảo vào kết quả nghiên cứu này để đánh giá các yếu tố QTRR trong doanh nghiệp khi thực hiện xem xét BCTN doanh nghiệp đó. Khi phát hiện trong năm tài chính có sự thay đổi lớn về các nhân tố về HĐQT, các NĐT có thể dựa vào kết quả này để đưa ra khuyến nghị đầu tư phù hợp.

Đối với các chủ nợ và ngân hàng cần xem xét kỹ đối với nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động là số lượng thành viên HĐQT, số lượng thành viên nữ trong HĐQT, thành viên HĐQT là người nước ngồi, Chủ tịch HĐQT đồng thời là TGĐ, đơn vị kiểm toán, tỷ lệ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), quy mô doanh nghiệp, thời gian niêm yết… của doanh nghiệp  để đưa ra quyết định hợp lý trước khi cho vay. Cụ thể hơn, các nhà cho vay theo dõi trong năm tài chính này, doanh nghiệp có sự tác động nào tới các nhân tố trên hay không.

UBCKNN
Tìm kiếm