GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO - ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG VÀO HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

12/01/2019 02:00

Giải quyết tranh chấp là một trụ cột trọng tâm trong hệ thống thương mại đa phương, đồng thời là đóng góp quan trọng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. (Dispute settlement is the central pillar of the multilateral trading system, and the unique contribution of the WTO to the stability of the global economy). Không có phương tiện giải quyết tranh chấp thì hệ thống dựa trên nền tảng quy định sẽ trở nên kém hiệu quả hơn vì các quy định có thể không được cưỡng chế thực thi. (Without a means of settling dispute, the rules-based system would be less effective because the rules could not be enforced). Các quy trình thủ tục của WTO nhấn mạnh quy định của pháp luật, đồng thời giúp cho hệ thống thương mại trở nên an toàn hơn và có thể dự đốn được. (The WTO’s procedures underscores the rules of law, and it makes the trading system more secure and predictable). Hệ thống này dựa trên nền tảng là các quy định được xác định rõ ràng, với thời gian biểu cụ thể để hoàn tất một vụ việc. (The system is based on clearly-defined rules, with timetables of completing a case).

Các quyết định/phán quyết đầu tiên do một Ban giải quyết tranh chấp đưa ra và được sự phê chuẩn (hoặc bác bỏ) từ toàn bộ thành viên của WTO. (First rulings are made by a panel and endorsed (or rejected) by the WTO’s full membership). Có thể kháng cáo dựa trên những quy định cụ thể của pháp luật. (Appeals based on points of law are possible). Tuy nhiên, quy định cụ thể đó không được vượt qua phán quyết. (However, the point is not to pass judgement). Nếu có thể, ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn. (The priority is to settle disputes through consultations if possible). 

Nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và các bên đều chấp nhận (Principles: equitable, fast, effective, mutual acceptable)

Các tranh chấp trong WTO chủ yếu liên quan đến việc vi phạm các cam kết. (Disputes in the WTO are essentially about broken promises). Các thành viên WTO đã thống nhất rằng nếu họ tin rằng nước thành viên đối tác đang vi phạm các nguyên tắc thương mại thì họ sẽ sử dụng hệ thống đa phương để giải quyết các tranh chấp thay vì thực hiện biện pháp một cách đơn phương. (WTO members have agreed that if they believe fellowmembers are violating trade rules, they will use the multilateral system of settling disputes instead of taking action unilaterally). Phương thức này tuân thủ các quy trình thủ tục đã được thống nhất giữa các thành viên, đồng thời tôn trọng các phán quyết. (That means abiding by the agreed procedures and respecting judgements).

Một tranh chấp phát sinh khi một nước thành viên áp dụng một biện pháp chính sách thương mại hoặc thực hiện một biện pháp nào đó mà một hoặc một số nước thành viên đối tác cho rằng biện pháp đó vi phạm các thỏa thuận của WTO, hoặc nước thành viên đó không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình (A dispute arises when one country adopts a trade policy measure or takes some action that one or more fellow-members consider to be breaking the WTO agreements, or to be a failure to live up to obligations). Một nhóm nước thành viên thứ ba cũng có thể tuyên bố rằng họ có lợi ích trong vụ việc tranh chấp này và có một số quyền nhất định (A third group of countries can declare that they have an interest in the case and enjoy some rights)

Quy trình thủ tục để giải quyết tranh chấp đã tồn tại trong cơ chế GATTii trước đây, tuy nhiên không có thời hạn cụ thể, các quyết định/ phán quyết dễ bị gây trở ngại, đồng thời nhiều vụ việc bị trì hỗn, không thể giải quyết được trong một thời gian dài. (A procedure for settling disputes existed under the old GATT, but it had no fixed timetables, rulings were easier to block, and many cases dragged on for a long time inconclusively). Hiệp định của Vòng Uruguayiii đưa ra một quy trình có trình tự hơn, trong đó các bước trong quy trình được xác định rõ ràng hơn. (The Uruguay Round agreement introduced a more structured process with more clearly defined stages in the procedure). Quy định về kỷ luật chặt chẽ hơn được áp dụng cho trường hợp kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, theo đó thời hạn linh hoạt được quy định cho các bước khác nhau của quy trình. (It introduced greater discipline for the length of time a case should take to be settled, with flexible deadlines set in various stages of the procedure). Hiệp định này nhấn mạnh rằng tranh chấp cần được giải quyết ngay nếu muốn WTO vận hành hiệu quả. (The agreement emphasizes that the prompt settlement is essential if the WTO is to function effectively). Quy trình cụ thể và thời hạn cần tuân thủ trong giải quyết tranh chấp được quy định tương đối cụ thể (It sets out in considerable detail the procedures and the timetable to be followed in resolving disputes). Nếu vụ việc tranh chấp đã hoàn tất quá trình ra quyết định/phán quyết ban đầu, thì vụ việc không được kéo dài quá một năm - 15 tháng để phúc thẩm. (If a case runs it full course to a first ruling, it should not take more than about one year- 15 months if the case is appealed). Giới hạn thời gian theo thỏa thuận là linh hoạt, đồng thời nếu vụ việc tranh chấp được coi là gấp/khẩn cấp (ví dụ trường hợp liên quan đến hàng hóa chóng hư hại), thì cần giải quyết càng sớm càng tốt. (The agreed time limits are flexible, and if the case is considered urgent (e.g. if perishable goods are involved), it is accelerated as much as possible).

Tranh chấp được giải quyết như thế nào? (How are disputes settled?)

Giải quyết tranh chấp thuộc trách nhiệm của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (gọi tắt là DSB) bao gồm toàn bộ các thành viên của WTO. (Settling disputes is the responsibility of the Dispute Settlement Body (the DSB), which consists of all WTO members). DSB là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thành lập “các Ban giải quyết tranh chấp” với thành viên là các chuyên gia để xem xét vụ việc, đồng thời DSB có thẩm quyền chấp thuận hoặc bác bỏ phát hiện của các Ban giải quyết tranh chấp hoặc kết quả phúc thẩm. (The DSB has the sole authority to establish “panels” of experts to consider the case, and to accept or reject the panels’ findings or the results of an appeal). DSB giám sát việc thực thi các quyết định/phán quyết và các khuyến nghị, đồng thời có thẩm quyền cho phép áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp một nước không tuân theo phán quyết. (It monitors the implementation of the rulings and recommendations, and has the power to authorize retaliation when a country does not comply with a ruling).

Giai đoạn 1 (First stage): Tham vấn (tối đa 60 ngày) (Consultation (up to 60 days)). Trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp nào, các nước có liên quan đến tranh chấp phải đối thoại với nhau để xem xét khả năng có thể tự giải quyết những quan điểm khác biệt hay không. (Before taking any other actions the countries in dispute have to talk to each other to see if they can settle their differences by themselves). Nếu không thể, thì các nước này cũng có thể đề nghị tổng thư ký của WTO làm trung gian giúp các nước này giải quyết bằng một cách khác (If that fails, they can also ask the WTO director-general to mediate or try to help in any other way).

Giai đoạn 2: (Second stage): Đưa ra Ban giải quyết tranh chấp (Ban giải quyết tranh chấp được chỉ định trong vòng tối đa 45 ngày, cộng thêm 6 tháng để Ban này kết luận) (The panel (up to 45 days for the panel to be appointed, plus 6 months for the panel to conclude)). Nếu tham vấn không thành công, thì nước khiếu nại có thể yêu cầu chỉ định một Ban giải quyết tranh chấp. (If consultations fail, the complaining country can ask for a panel to be appointed). Nước “bị khiếu nại” có thể phản bác việc thành lập Ban giải quyết tranh chấp một lần, nhưng khi DSB đã nhóm họp lần thứ hai thì việc chỉ định Ban giải quyết tranh chấp là không thể phản bác (trừ khi đạt được sự đồng thuận về việc không cần chỉ định Ban này). (The country “in the dock” can block the creation of a panel once, but when the Dispute Settlement Body meets for the second time, the appointment can no longer be blocked (unless there is a consensus against appointing the panel)).

Ban giải quyết tranh chấp giúp DSB đưa ra những phán quyết hoặc khuyến nghị một cách chính thức. (Officially, the panel is helping the Dispute Settlement Body make rulings or recommendations). Tuy nhiên, báo cáo của Ban giải quyết tranh chấp chỉ có thể bị bác bỏ khi có sự đồng thuận trong DSB, do vậy kết luận của Ban này rất khó bị đảo ngược. (But because the panel’s report can only be rejected by consensus in the Dispute Settlement Body, its conclusions are difficult to overturn). Những phát hiện của Ban giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào những hiệp định được tham chiếu. (The panel’s findings have to be based on the agreements cited).

Báo cáo cuối cùng của Ban giải quyết tranh chấp thường được chuyển cho các bên liên quan đến tranh chấp trong vòng 6 tháng.

UBCKNN
Tìm kiếm