KHUYẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

15/08/2017 15:13
EU Recommendations for Securities Settlement Systems

Uy ban về Hệ thống Thanh toán (CPSS) thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)1 đã sớm đưa ra khuyến nghị về các hệ thống thanh toán quan trọng và khuyến nghị cho các hệ thống bù trừ đối tác trung tâm - CCP. (BIS-CPSS has soon produced recommendations on important payment systems and recommendations for Central Counterparties - CCPs). CPSS cũng đã có một báo cáo vào năm 2005 về sự giám sát của ngân hàng trung ương (NHTW) đối với các hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ. (In addition, CPSS has produced a report in 2005 on Central bank oversight of payment and settlement systems). Các khuyến nghị kể trên được phân loại theo sáu nhóm: (1) Rủi ro pháp lý; (2) Rủi ro trước thanh toán; (3) Rủi ro thanh toán; (4) Rủi ro nghiệp vụ; (5) Rủi ro lưu ký; (6) Các rủi ro khác - tổng cộng là 19 khuyến nghị. (The recommendations are grouped under six headlines: (1) Legal risk; (2) Pre-settlement risk; (3) Settlement risk; (4) Operational risk; (5) Custody risk; (6) Other issues - in total 19 recommendations). Các khuyến nghị này thích hợp để sử dụng trong quá trình quản lý rủi ro của các hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán (CSD) và CCP. (The relevance of the recommendations for use in a CSD - CCP risk management framework is clear from this).

Sau các khuyến nghị của CPSS, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã ban hành một Bộ khuyến nghị khác về CSD và CCP, và điều trùng hợp là Bộ khuyến nghị này cũng bao gồm 19 khuyến nghị. (After the CPSS CSS recommendations, another set of CSD and CCP recommendations was introduced in the European Union, which coincidentally consisted of 19 recommendations). Vào tháng 5/2009, NHTW châu Âu (ECB) và Ủy ban Chứng khoán châu Âu (CESR) đã công bố Báo cáo có nhan đề “Khuyến nghị cho các hệ thống thanh toán chứng khoán trong EU” bao gồm 19 khuyến nghị, phản ánh kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. (In May 2009, the European System of Central Banks (ESCB) and the Committee of European Securities Regulators (CESR) produced a report “Recommendations for Securities Settlement Systems in the European Union” with 19 recommendations partly also reflecting experiences from the global financial crisis). Các khuyến nghị được chia làm ba nhóm, bao gồm (The recommendations are grouped under 3 headlines, as follows):

LOẠI BỎ GIẤY TỜ, TỰ ĐỘNG HÓA PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP, THU THẬP VÀ TRÍCH LỌC DỮ LIỆU (RECOMMENDATIONS ON ELIMINATING PAPERS AND AUTOMATING COMMUNICATION, DATA CAPTURE AND ENRICHMENT)

1. Tổ chức thanh toán, bù trừ cần hài hòa hóa các tiêu chuẩn truyền tin nhắn/thông điệp và các giao thức thông tin liên lạc. (Harmonize messaging standards and communication protocols).

2. Cần xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn dữ liệu tham chiếu. (Develop and implement reference data standards).

3. Cần đồng bộ hóa thời gian giữa các hệ thống thanh toán, bù trừ và các hệ thống thanh toán, ngoại hối liên quan khác. (Synchronize timing between different clearing and settlement systems and associated payment and foreign exchange systems).

4. Cần tự động hóa và chuẩn hóa việc khớp giao dịch của nhà đầu tư tổ chức. (Automate and standardize institutional trade matching).

5. Cần mở rộng việc sử dụng các đối tác trung tâm. (Expand the use of central counterparties).

6. Cho phép thực hiện nghiệp vụ vay và cho vay chứng khoán nhằm hỗ trợ thanh toán. (Permit securities lending and borrowing to expedite settlement).

7. Cần tự động hóa và chuẩn hóa các quy trình liên quan đến tài sản, bao gồm các hoạt động chứng khoán2 , việc cắt giảm thuế, và những quy định hạn chế về sở hữu nước ngoài. (Automate and standardize asset servicing processes, including corporate actions, tax relief arrangements, and restrictions on foreign ownership).

GIẢM THIỂU RỦI RO (RECOMMENDATIONS ON MITIGATING RISKS)

8. Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán và bù trừ cần đảm bảo tình hình tài chính ổn định, an toàn. (Ensure the financial integrity3 of providers of clearing and settlement services).

9. Cần tăng cường quản trị rủi ro cho những người sử dụng dịch vụ của tổ chức thanh toán và bù trừ. (Reinforce the risk management practices of users of clearing and settlement service providers).

10. Tổ chức thanh toán, bù trừ cần đảm bảo khả năng chuyển giao ngay và đầy đủ các tài sản. (Ensure final, simultaneous transfer and availability of assets).

11. Tổ chức thanh toán, bù trừ cần đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, hiệu quả và có kế hoạch phục hồi sau thảm họa. (Ensure effective business continuity and disaster recovery planning).

12. Cần lường trước được tình huống xảy ra trường hợp một định chế nào đó có tầm quan trọng trong hệ thống gặp vấn đề hoặc thất bại trong thanh toán. (Address the possibility of failure of a systemically important institution).

13. Cần tăng cường đánh giá khả năng thực thi các thỏa thuận/hợp đồng của tổ chức thanh toán, bù trừ. (Strengthen assessment of the enforceability of contracts).

14. Các quy định pháp lý về các quyền liên quan đến chứng khoán, tiền và tài sản thế chấp, ký quỹ cần có tính ổn định, lâu dài. (Advance legal certainty over rights to securities, cash, and collateral, margin). 15. Việc tính toán giá trị và các biện pháp bù trừ nghĩa vụ cần được công nhận và hỗ trợ thực hiện. (Recognize and support improved valuation and close-out netting4 arrangements)

CỦNG CỐ CƠ CHẾ QUẢN TRỊ (RECOMMENDATIONS ON IMPROVING GOVERNANCE)

16. Việc bổ nhiệm thành viên trong Hội đồng quản trị của tổ chức thanh toán, bù trừ cần đảm bảo chọn được thành viên có kinh nghiệm và trình độ phù hợp. (Ensure appointment of appropriately experienced and senior board members).

17. Cần đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng đến các mạng lưới thanh toán và bù trừ chứng khoán. (Promote fair access to securities clearing and settlement networks).

18. Cần đảm bảo quan tâm đầy đủ, công bằng đến lợi ích của các bên có quyền và lợi ích liên quan. (Ensure equitable and effective attention to stakeholder interests).

19. Việc quản lý, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và bù trừ chứng khoán cần đảm bảo thống nhất. (Encourage consistent regulation and oversight of securities clearing and settlement service providers). Quá trình đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở các khuyến nghị về hệ thống thanh toán chứng khoán nói trên được thực hiện theo 4 mức độ tuân thủ (The risk management benchmarking the regulations on securities settlement is processed by 4 levels of observation):

. Tuân thủ (Observed); . Tuân thủ phần lớn (Broadly observed);

. Tuân thủ một phần (Partly observed);

. Không tuân thủ (Non-observed).

Có thể sắp xếp lại các rủi ro xác định được trong quá trình đánh giá thành các hạng mục khác nhau, ví dụ như: (The recommendations may be regrouped into different risk categories which are used item for item in the risk assessment, such as): . Rủi ro chiến lược/ Rủi ro quản trị (Strategic and Governance/Management risks);

. Rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng (Reputational risks);

. Rủi ro pháp lý (Legal risks);

. Rủi ro tài chính (Financial risks);

. Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk); . Rủi ro tín dụng (Credit risk);

. Rủi ro thị trường (rủi ro tài sản) (Asset (market) risk);

. Rủi ro nguồn vốn (Funding risk);

. Rủi ro kinh doanh (Business activity risks);

. Rủi ro nghiệp vụ (Operational risks);

. Rủi ro liên quan đến hệ thống của CSD/CCP (Physical infrastructure risk);

. Rủi ro công nghệ thông tin (IT risk);

. Rủi ro đạo đức (của cán bộ tác nghiệp) (Staffing risk);

. Rủi ro quy trình kinh doanh (Business processes risk). Các khuyến nghị và tiêu chuẩn của châu Âu có thể phù hợp làm nguồn tham chiếu cho các sáng kiến về hệ thống thanh toán tại khối các nước ASEAN sau này. (Many of the European recommendations and standards might probably also be used as inspirations for the upcoming ASEAN cooperation initiatives).

THS. NGUYỄN THU HIỀN
(TẠP CHÍ CHỨNG KHOÁN)
Tìm kiếm