KỲ VỌNG VỀ MỘT CHU KỲ TĂNG TRƯỞNG MỚI

15/01/2014 09:00
Lượt xem: 507
Diện mạo thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam cuối năm 2013 có nhiều đổi khác theo hướng tích cực hơn so với dự đốn của một số chuyên gia phân tích hồi đầu năm. Chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô từ những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, các cơ quan quản lý thị trường và các doanh nghiệp đã thúc đẩy TTCK hồi phục và tăng trưởng, tạo đà để thị trường có cơ hội bứt phá mạnh mẽ trong năm 2014 và là cơ sở cho nhà đầu tư kỳ vọng về một chu kỳ tăng trưởng mới.

Năm 2013: Cải thiện từ kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực

Nhìn lại chặng đường cả năm 2013, có thể thấy diễn biến thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam ghi nhận một con sóng khá dài mà chân sóng chính là phiên đầu tiên của năm 2013 (ngày 2/1). Kỳ vọng của giới đầu tư về một sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2013 mặc dù không thành hiện thực nhưng TTCK vẫn chứng tỏ vị thế của một kênh huy động vốn quan trọng, góp phần gia tăng tổng đầu tư xã hội, giúp nền kinh tế trong nước dần thốt khỏi tình trạng trì trệ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ và tiếp tục tăng trưởng. Ngược lại, sự cải thiện của chính nội tại nền kinh tế cũng đã củng cố niềm tin cho giới đầu tư thêm vững tâm vào triển vọng phục hồi của TTCK. 

Kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm 2013 (31/12/2013), chỉ số VN Index trên Sở Giao dịch Chứng khốn (SGDCK) Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) chốt ở mức 504,63 điểm, tăng 90,9 điểm (+22%) so với ngày giao dịch cuối cùng của năm 2012 khi chỉ số này đứng ở mức 413,73 điểm.  Còn trên SGDCK Hà Nội (HNX), chỉ số HNX Index cũng tăng tới 18,8% từ 57,09 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012 lên 67,84 điểm trong phiên 31/12/2013. Con số tăng trưởng ấn tượng này đã đưa TTCK Việt Nam vào Top 10 TTCK có mức độ hồi phục mạnh nhất thế giới. 

Không chỉ ấn tượng bởi các chỉ số chính trên thị trường, giá trị giao dịch (GTGD) trong năm qua cũng cho thấy mức độ hấp dẫn của TTCK khi quy mô giao dịch của thị trường cũng được duy trì ở mức cao. Tính từ đầu năm đến ngày 20/12/2013, khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh đạt 64,3 triệu cổ phiếu/ngày, tương đương với GTGD bình quân đạt 1.058 tỷ đồng/ngày, tăng 14,21% về giá trị và 20,45% về khối lượng so với bình quân năm 2012. Tính đến cuối năm 2013, mức vốn hóa tồn thị trường đạt khoảng 964.000 tỷ đồng, tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và tương đương 31% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sự khởi sắc của TTCK trong năm qua được các chuyên gia đánh giá là nhờ sự cải thiện của nền kinh tế trong nước và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan quản lý trong việc đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cho nền kinh tế nĩi chung và cho TTCK nĩi riêng như việc Chính phủ triển khai gĩi hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng (VAMC) để xử lý nợ xấu, Bộ Tài chính (do UBCKNN chủ trì) đề xuất và triển khai nhóm các giải pháp hỗ trợ cho TTCK… 

Thực tế cho thấy, trong quý I/2013, những thông tin hỗ trợ từ chính sách và các giải pháp của Chính phủ đã giúp  giới đầu tư đánh giá chứng khốn vẫn là kênh đầu tư hiệu quả và đem lại lợi nhuận kỳ vọng hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và ngoại tệ… Sự sôi động của TTCK trong giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào dịng tiền đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 12/2012 đến giữa tháng 2/2013. Kết thúc quý I, chỉ số chứng khốn chủ chốt của hai SGDCK cómức tăng điểm khá tốt. Trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, VN Index đã tăng 18,68% từ 413,73 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 12/2012 lên 491,04 điểm tại phiên giao dịch cuối tháng 3/2013. Trên SGDCK Hà Nội, chỉ số HNX Index cũng cómức tăng nhẹ từ 57,09 điểm trong phiên cuối tháng 12/2012 lên 60,25 điểm phiên cuối tháng 3/2013. Giới phân tích đánh giá, mức độ hồi phục của cả hai chỉ số là khá so với các nước trong khu vực trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, thị trường vẫn có những phiên trồi sụt thất thường do bị ảnh hưởng bởi tin đồn thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Đáng chú ý là trong giai đoạn này, không thể không kể đến động lực nâng đỡ thị trường, đưa thị trường thốt khỏi tình trạng giao dịch ảm đạm kéo dài suốt năm 2012 và đem lại sự tự tin cho nhà đầu tư trong nước, đó chính là hoạt động kiên trì mua ròng  của nhà ĐTNN. Thống kê cho thấy, chỉ riêng trong quý I/2013, nhà ĐTNN đã mua ròng 3.687 tỷ đồng trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh với giá trị mua đạt 12.126 tỷ đồng, giá trị bán đạt 8.439 tỷ đồng. Giá trị mua ròng của nhà ĐTNN trên SGDCK Hà Nội trong quý I/2013 tuy thấp hơn so với giá trị mua ròng của nhà ĐTNN trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh nhưng vẫn tăng hơn nhiều so với quý IV/2012. 

Bước sang quý II/2013, đà tăng của thị trường có dấu hiệu giảm dần về cuối quý, nhưng nếu tính chung cả 6 tháng đầu năm, thị trường vẫn cho thấy một xu hướng tích cực. Cụ thể, so với thời điểm cuối tháng 12/2012, VN Index vẫn tăng tổng cộng 16,3% và HNX Index tăng 9,3% (tính đến hết tháng 6/2013). Trên thực tế, những phiên giao dịch đầu tháng 6 đã diễn ra khá sôi động. Thị trường có3 phiên tăng điểm liên tiếp từ phiên 4 - 7/6, chỉ số VN Index liên tục vượt qua các mốc 514,64 điểm; 520,9 điểm và thiết lập mức đỉnh của năm 2013 tại phiên 7/6 với 527,97 điểm, mức đỉnh cao nhất trong 3 năm qua. Điểm tựa cho sự tăng trưởng của các chỉ số chứng khốn chủ chốt là diễn biến tích cực của nhóm các cổ phiếu cómức vốn hóa lớn như GAS, VNM, HSG hay CSM đã có mức tăng giá ấn tượng trên 50% kể từ đầu năm. Những cổ phiếu này đã giữ vai trị là điểm tựa và tạo đà giúp chỉ số VN Index có mức tăng thuận lợi trong suốt gần nửa năm 2013 nhờ chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn cộng với kết quả kinh doanh khả quan. 

Sau hai quý tăng trưởng ấn tượng, TTCK bước vào quý III với thanh khoản sụt giảm tương đối mạnh. Những lo ngại về bất ổn vĩ mô khiến dịng tiền vẫn dè dặt đứng ngồi thị trường. Thống kê cho thấy GTGD bình quân/ngày trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh trong quý III giảm 20,41% so với quý II từ 1.097 tỷ đồng/ngày xuống chỉ còn 873 tỷ đồng/ngày. Tương tự, trên SGDCK Hà Nội, GTGD bình quân/ ngày cũng giảm dần đều, từ 338,7 tỷ đồng/ngày trong quý II đã giảm về mức 159 tỷ đồng/ngày trong quý III/2013 (tương ứng giảm 53,06%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng từ việc giảm tỷ trọng giao dịch của nhà ĐTNN. Các thông tin liên quan tới động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đối với chương trình kích thích kinh tế và bất ổn chính trị tại Syria đã gián tiếp ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam. Trước động thái bán ròng của nhà ĐTNN trong giai đoạn này, nhà đầu tư trong nước cũng tỏ rõ sự thận trọng và hạn chế tham gia thị trường

TTCK bước vào quý IV với nhiều kỳ vọng về sự ổn định và tăng trưởng, biểu hiện ở sự tăng điểm của các chỉ số chính và tăng tính thanh khoản. Mặc dù chỉ số VN Index đã không vượt qua mốc đỉnh hồi tháng 6 nhưng ngưỡng cản được cho là khá mạnh - mốc 500 điểm vẫn được duy trì khá ổn định trong suốt quý cuối của năm. Bên cạnh đó, dịng tiền vẫn đều đều chảy vào thị trường với GTGD trong thời gian này liên tiếp đạt trên 1.000 tỷ đồng/ ngày. Giới chuyên gia nhận định, lý do cho sự khởi sắc này là bởi tâm lý nhà đầu tư phấn chấn hơn khi liên tiếp đón nhận hàng loạt những thông tin tích cực từ nền kinh tế trong nước và thế giới. Điểm nhấn về thanh khoản trong cung đoạn này phải kể đến phiên 20/12 khi tổng GTGD trên cả hai sàn đạt trên 3.600 tỷ đồng - mức cao kỷ lục trong năm. 

Dấu ấn nhà ĐTNN

Thống kê cho thấy, trong năm 2013, nhà ĐTNN đã mua ròng tổng cộng 6.768,8 tỷ đồng trên cả hai sàn, trong đó 5.476,5 tỷ đồng trên HOSE và 1.292,3 tỷ đồng trên HNX – giá trị mua ròng cao nhất từ trước tới nay, đánh dấu năm mua ròng thứ 8 liên tục của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam. Các chuyên gia phân tích cho rằng, giá trị mua ròng đạt đỉnh chứng tỏ nhà ĐTNN đánh giá cao kỳ vọng sinh lời khi đầu tư trên TTCK Việt Nam. Nền kinh tế trong nước đã phát đi những tín hiệu tích cực thúc đẩy nhà ĐTNN mua ròng cổ phiếu trên TTCK liên tục từ năm 2008. Giới quan sát cho biết, các Công ty quản lý quỹ nước ngồi đã không thể mua nhiều cổ phiếu trên TTCK Việt Nam như họ mong muốn trong năm vừa qua 

Bên cạnh đó, sự hiện diện của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam còn thể hiện ở số lượng mã số giao dịch được cấp mới. Tính đến ngày 16/12/2013, số lượng các nhà ĐTNN được Trung tâm Lưu ký Chứng khốn cấp mã số giao dịch là 14.444 nhà đầu tư cá nhân và 2.260 nhà đầu tư tổ chức. Riêng trong năm 2013, có703 nhà đầu tư được cấp mã số giao dịch chứng khốn, tăng gần 63% so với 432 nhà đầu tư được cấp mã số giao dịch chứng khốn năm 2012. Đây là mức tăng dần đều được giữ khá vững và ổn định kể từ năm 2011 cho đến nay. Mức tăng này được duy trì cả trong các năm 2011 – 2012 khi Việt Nam gặp nhiều khó khăn với dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). 

Trong năm qua, những Công ty niêm yết của Việt Nam được các nhà ĐTNN yêu thích vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với kết quả kinh doanh khả quan bất chấp tốc độ tăng trưởng tiêu dùng đang chậm lại. Theo nhận định của các nhóm 41 chuyên gia được hãng tin Bloomberg khảo sát, tính từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của CtyCP Sữa Việt Nam Vinamilk (VNM) đã tăng xấp xỉ 60%. Hệ số giá/thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) của Công ty này hiện ở mức 17,5 lần, so với mức 29 lần của các Công ty cócùng quy mô trên tồn cầu được Bloomberg theo dõi. Một “đại gia” khác trên sàn chứng khốn là cổ phiếu của CtyCP Cơ điện lạnh (REE) đã tăng giá 75% từ đầu năm tới nay. Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Tổng Giám đốc REE, lợi nhuận của Công ty này sẽ vượt mức 1.000 tỷ đồng lần đầu tiên trong năm nay, vượt xa mức 650 tỷ đồng dự kiến ban đầu. Một mã cổ phiếu khác là DHG của CtyCP Dược Hậu Giang cũng được nhà ĐTNN dành nhiều quan tâm trong năm 2013 với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của DHG cókhả năng đạt mức 20%, từ mức 15% trong năm 2012. Từ đầu năm tới nay, sở hữu của nhà ĐTNN đối với cổ phiếu DHG đã hết “room” đạt mức 49%. DHG trở nên ngày càng khó mua sau khi tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN đã đạt mức kịch trần. 

Ngồi ra, sự cải thiện của chính nội tại TTCK cũng đã và đang củng cố thêm lực hút vốn đầu tư nước ngồi. Theo khảo sát của Ngân hàng HSBC, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lần đầu tiên sau hơn 2 năm qua đã tăng từ mức 50,3 điểm trong tháng 11 lên mức 51,8 điểm trong tháng 12. Kết quả này cho thấy sự cải thiện đáng kể về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đáng chú ý, lượng hàng tồn kho đã giảm mạnh nhất trong 7 tháng trở lại đây. 

Thông thường các quỹ ĐTNN với nguồn vốn lớn cóchiến lược đầu tư bài bản thường lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp cómức vốn hóa lớn, kết quả kinh doanh tốt và tăng trưởng đều đặn hàng năm. Tuy vậy, trong năm 2013 lại xuất hiện hiện tượng ngay cả những doanh nghiệp cómức vốn hóa nhỏ, kinh doanh thua lỗ nhiều năm hay kết quả kinh doanh suy giảm cũng đã lọt vào tầm ngắm của các quỹ ĐTNN. Đáng chú ý phải kể đến mã chứng khốn API của CtyCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương đã được Quỹ Asean Small Cap Fund mua vào tới 10% vốn điều lệ. Điều này đã gây khá bất ngờ cho các nhà đầu tư trong nước khi so với năm 2012, giá cổ phiếu này đã tăng tới 400%. Bên cạnh đó, một số các cổ phiếu penny và midcaps khác cũng thuộc hàng “nóng” khi giá cổ phiếu của các mã này tăng tới 200% trong vịng một năm qua như VHG của CtyCP Đầu tư sản xuất Việt Hàn, hay PVT của PVTrans, VNS của CtyCP Ánh Dương Việt Nam. Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định rằng, ngồi việc đánh đổi mức độ rủi ro để đạt được lợi nhuận kỳ vọng thì không thể phủ nhận việc các nhà ĐTNN đã nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt Nam, họ đánh giá mức độ hồi phục của kinh tế Việt Nam là khá tốt trong tương lai.

Năm 2014: Chu kỳ tăng trưởng mới?

Những nỗ lực của Chính phủ nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp cho diện mạo của nền kinh tế Việt Nam năm 2013 cónhiều điểm sáng như lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất hạ, vốn FDI tăng mạnh… Nhiều tổ chức uy tín nước ngồi như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng HSBC… cũng đã đưa ra những đánh giá tích cực đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2013. 

Bước sang năm 2014, các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục là một năm thử thách đối với nền kinh tế với các mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm sốt lạm phát và tăng trưởng hợp lý. Khi sự ổn định của nền kinh tế được duy trì tốt, nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng, đồng thời việc thúc đẩy xử lý nợ xấu và kiểm sốt tốt lạm phát giúp ổn định mặt bằng lãi suất sẽ là điểm tựa cho sự phục hồi tốt hơn của đầu tư tư nhân, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2014. Bên cạnh đó, sự chuyển biến tích cực của các nền kinh tế khu vực và trên thế giới cộng với quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ nước ta thể hiện trên nhiều lĩnh vực như tái cấu trúc ngân hàng, chứng khốn, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa (CPH), thối vốn ngồi ngành, thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước,… khiến giới chuyên gia nhận định, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014 sẽ tươi sáng hơn năm 2013. 

Ngồi ra, những chuyển biến mới trong cơ chế lẫn chính sách khiến giới đầu tư kỳ vọng quá trình CPH sẽ được triển khai quyết liệt hơn trong năm 2014. Thực tế, bên cạnh một số doanh nghiệp quy mô nhỏ đang triển khai kế hoạch CPH, một số tập đồn, tổng Công ty cũng đang thực hiện những bước cuối cùng để cóthể chào bán cổ phần lần đầu ra Công chúng (IPO) trong năm tới. Cụ thể, thời gian vừa qua, trên SGDCK Hà Nội, Tổng Công ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh đã hồn tất IPO một cách khá thành Công. Bên cạnh đó, sau nhiều lần lỗi hẹn, một số phương án CPH của các tập đồn, tổng Công ty lớn khác cũng được giới đầu tư kỳ vọng sẽ cán đích trong năm nay như Vinatex, Vietnam Airlines (VNA)… 

Giới quan sát nhận định, một yếu tố không thể không nhắc đến là dự thảo quyết định nâng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN được thông qua sẽ khiến dịng vốn ĐTNN ồ ạt chảy vào TTCK Việt Nam. Theo đó, một khi tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN được nâng từ 49% lên 60% và thậm chí 100% đối với cổ phần không cóquyền biểu quyết, nhà ĐTNN sẽ cónhiều cơ hội để tăng sở hữu cổ phần tại những doanh nghiệp tốt, mức vốn hóa lớn hoặc cótiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, khả năng Chính phủ sẽ cân nhắc việc đẩy nhanh tiến trình thối vốn nhà nước ở một số doanh nghiệp đang hoạt động tốt để cócơ sở thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, cũng sẽ tạo nên cơ hội rĩt vốn lấp “room” cho nhà ĐTNN. 

Ở gĩc nhìn xa hơn, động thái cắt giảm nhẹ chương trình gĩi kích thích QE3 của FED cũng đã tạo ra tâm lý hưng phấn cho TTCK tồn cầu, tiếp tục củng cố niềm tin cho nhà đầu tư về quá trình phục hồi của kinh tế thế giới, từ đó giúp cho TTCK Việt Nam hưởng lợi gián tiếp từ nguồn vốn đầu tư này, cũng như tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Từ những yếu tố thuận lợi này, giới đầu tư kỳ vọng, năm 2014 sẽ là năm dịng tiền hướng vào kênh chứng khốn nhiều hơn.

 

La Hường - Thu Hương
Tìm kiếm